Thị trường hàng hóa
Thông tin trên là số liệu trong báo cáo Đổi mới sáng tạo và Đầu tư công nghệ Việt Nam do Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố sáng 21/4, nhân ngày Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4.
Kết quả trên đưa Việt Nam đứng thứ 3 Đông Nam Á về cả số lượng đầu tư và giá trị vốn đầu tư vào khởi nghiệp. Ngoài 4 kỳ lân công nghệ là các công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ USD, số lượng các công ty được định giá vài trăm triệu USD cũng đang tăng trưởng mạnh mẽ.
Báo cáo lý giải sự gia tăng này đến từ khẩu vị của những nhà đầu tư đang nhanh chóng tập trung vào các nhóm ngành không bị tác động mạnh bởi đại dịch.
Đứng đầu về thu hút vốn đầu tư là ngành thương mại điện tử và thanh toán: thương mại điện tử nhận đầu tư 469 triệu USD, trong khi thanh toán nhận đầu tư 450 triệu USD.
Ngoài ra, đại dịch cũng tạo ra sự bùng nổ về lượng giao dịch ở một số ngành mới, dẫn đến mức tăng trưởng vượt bậc ở những ngành đó. Ba ngành nổi bật nhất gồm y tế, giáo dục và chuyển đổi số trong doanh nghiệp với mức tăng trưởng trong năm 2021 lần lượt là 1.016%, 526% và 205%.
Việt Nam xuất hiện thêm 2 kỳ lân là MoMo (được định giá gần 2 tỷ USD) và Sky Mavis (được định giá gần 3 tỷ USD), nâng tổng số kỳ lân của Việt Nam lên 4. "Thành công này khẳng định vị thế của Việt Nam như một trung tâm công nghệ mới nổi của khu vực", Báo cáo nhấn mạnh.
Tổng số quỹ đầu tư hoạt động tại Việt Nam đã tăng 60%, phân bổ đồng đều giữa các quốc gia. Trong đó, Singapore là nhà đầu tư tích cực nhất, tiếp theo là Việt Nam và Mỹ.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm
Business Networking
Mạng lưới kết nối của Trí Tuệ Mới