Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:01 06/10/2022

Chuyển đổi số “vị” nhân sinh

Chuyển đổi số giúp giải quyết các vấn đề của cuộc sống, của xã hội, chuyển đổi số “vị” nhân sinh”, vì một cuộc sống tốt đẹp hơn - đó cũng chính là những thông điệp cốt lõi được kỳ vọng sẽ được truyền tải trọn vẹn từ việc phát động và hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2022 này.

1. Cách đây hơn một năm, tại phiên họp trực tuyến của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm: Chuyển đổi số là xu thế tất yếu của thế giới, là đòi hỏi khách quan của sự phát triển. “Chúng ta không thể không làm, không thể đứng ngoài cuộc”.

Trước đó, trong nhiều bài phát biểu, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng đã nhấn mạnh: Công nghệ số, chuyển đổi số, kinh tế số, kỷ nguyên số là một quá trình nhiều thập kỷ. Là xu thế toàn cầu, là quá trình không thể đảo ngược. Với sự xuất hiện của CMCN 4.0, thế giới đang ở điểm gẫy của quá trình chuyển đổi số. Đây là cơ hội cho Việt Nam hiện thực hoá khát vọng Việt Nam hùng cường.

Thực tế đã chứng minh, chuyển đổi số thực sự mang lại rất nhiều lợi ích cho các mặt hoạt động của doanh nghiệp: từ điều hành quản lý đến nghiên cứu, kinh doanh… cắt giảm chi phí vận hành, tiếp cận được nhiều khách hàng hơn trong thời gian dài hơn, lãnh đạo ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn nhờ hệ thống báo cáo thông suốt kịp thời, tối ưu hóa được năng suất làm việc của nhân viên... những điều này giúp tăng hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp được nâng cao.

Chuyển đổi số làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và giao dịch với nhau. Còn đối với Nhà nước, chuyển đổi số dùng dữ liệu và công nghệ số để thay đổi trải nghiệm người dùng với các dịch vụ do Nhà nước cung cấp, thay đổi quy trình nghiệp vụ, thay đổi mô hình và phương thức hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước.

Từ xu thế thế giới, thực tiễn đất nước, chuyển đổi số là yêu cầu, đòi hỏi khách quan. Bộ Chính trị đã có nghị quyết về những định hướng, chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng mang tính toàn cầu quan trọng này. Chính phủ cũng đã có quyết định phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, coi đó là “chìa khóa” để hội nhập và phát triển.

2. Tới thời điểm này là hơn một năm sau khi Thủ tướng phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”, công cuộc chuyển đổi số quốc gia đã đạt được những kết quả bước đầu rất rõ ràng, đặc biệt là nhận thức về chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước, doanh nghiệp và toàn dân không ngừng được nâng cao. 

Công tác hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đạt kết quả tích cực, tạo môi trường pháp lý cho chuyển đổi số. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 8 văn bản quan trọng về chuyển đổi số (6 Quyết định, 1 Chỉ thị, 1 Nghị định), trong đó có phê duyệt ngày 10/10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số Quốc gia.

Hạ tầng công nghệ thông tin, các nền tảng số tiếp tục được phát triển ở từ Trung ương đến địa phương, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu chuyển đổi số, tốc độ truy cập mạng băng rộng cố định tăng 32,7%, mạng di động tăng 4,7% so với cùng kỳ. Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước kết nối 4 cấp hành chính tiếp tục được phát triển, đã kết nối đến 100% huyện, hơn 97% xã trên toàn quốc.

Theo số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính đến hết tháng 3/2022, cả nước đã có 22/22 bộ, ngành và 63/63 địa phương thành lập Ban chỉ đạo về chuyển đổi số; 17/22 bộ, ngành và 57/63 địa phương ban hành chương trình/kế hoạch/đề án chuyển đổi số giai đoạn 5 năm. 100% bộ, ngành, địa phương đã kiện toàn Ban chỉ đạo chuyển đổi số do người đứng đầu làm Trưởng ban.

Việc chuyển đổi các hoạt động quản lý Nhà nước từ phương thức truyền thống sang ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển từ văn bản giấy sang môi trường số được đẩy mạnh và đạt kết quả bước đầu rất đáng trân trọng; nhiều sản phẩm, dịch vụ thiết thực được đưa ra phục vụ kịp thời, hiệu quả người dân, doanh nghiệp.

Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã tích hợp với 3.552 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các bộ, ngành, địa phương, tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp truy cập thuận tiện (một cửa) đến dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước các cấp.

Trong quý 1/2022, Cổng Dịch vụ công Quốc gia đã có trên 167.000 tài khoản đăng ký; trên 14 triệu hồ sơ đồng bộ trạng thái; trên 332.000 lượt thực hiện các dịch vụ tiện ích từ cổng; trên 510.000 hồ sơ trực tuyến thực hiện từ Cổng; trên 163.000 giao dịch thanh toán trực tuyến với số tiền hơn 366 tỷ đồng. Hệ thống hóa đơn điện tử đã được triển khai toàn quốc, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Trong quý 1/2022, cơ quan thuế đã tiếp nhận xử lý 77.732.636 hóa đơn điện tử.

Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; tích hợp, kết nối và mở rộng thu thập dữ liệu dân cư; từng bước hình thành hệ sinh thái công dân số (kết nối với 8 bộ, ngành để bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư, bao gồm trên 17 triệu thông tin bảo hiểm xã hội; gần 78 triệu thông tin công dân với trên 133 triệu mũi tiêm chủng; trên 570.000 thông tin dữ liệu về cán bộ, giáo viên; triển khai thí điểm chip điện tử gắn trên thẻ căn cước công dân; cấp trên 7 triệu số định danh cho trẻ em đăng ký khai sinh; thí điểm sử dụng thẻ căn cước công dân trong khám chữa bệnh…).

Tại nhiều địa phương trên toàn quốc, Tổ công nghệ số cộng đồng đang đóng vai trò chính trong việc phổ cập công nghệ số, kỹ năng số tới từng người dân.

Thông tin từ Báo Kinh tế Đô thị: Tại xã Chi Lăng, Lạng Sơn, vụ na năm 2022 này, ông Lại Văn Hưng (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) cho biết, chỉ tính riêng từ việc bán trên mạng, thông qua sàn thương mại điện tử ông đã đạt hơn 100 đơn hàng với số lượng gần 8 tạ. Phương thức kinh doanh trực tuyến mới này giúp thu nhập của ông Hưng tăng đáng kể so với việc buôn bán truyền thống trước đây.

Ông Hưng không phải là trường hợp duy nhất tại xã Chi Lăng đưa sản phẩm của mình lên bán hàng online. Hiện nhiều mặt hàng nông sản ở đây như xoài, măng, ớt, hành, tỏi khô… đều đã có mặt trên các sàn thương mại điện tử và có tốc độ tiêu thụ khá tốt. Đáng chú ý, có tới hơn 70% hộ buôn bán tại xã Chi Lăng sở hữu gian hàng trên postmart.vn, một con số rất ấn tượng tại khu vực vốn được cho là khó khăn của tỉnh Lạng Sơn.

Rõ ràng, công cuộc chuyển đổi số đã, đang lan tỏa tới tất cả các cấp, các ngành, tác động tích cực cuộc sống của từng hộ gia đình, người dân.

3. Tác động tích cực từ công cuộc chuyển đối số quốc gia là không thể phủ nhận nhưng rõ ràng mới chỉ mang tính bước đầu. Để “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”, mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn nữa cho người dân thì rõ ràng còn rất nhiều việc phải làm.

Khi chủ trì phiên họp thứ ba của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số hồi tháng 8/2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số đã rất thẳng thắn chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế của công cuộc chuyển đổi số vừa qua. Đơn cử như việc, nhiều lãnh đạo các cấp chưa thực sự quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, ưu tiên nguồn lực cho chuyển đổi số.

Trong 27 nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, ngành, địa phương tại Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số thì có 15 nhiệm vụ cơ bản hoàn thành, 12 cần tiếp tục hoàn thành; Công tác xây dựng thể chế, chính sách để hoàn thiện môi trường pháp lý cho chuyển đổi số còn chậm. Hạ tầng số cần tiếp tục cải thiện mạnh mẽ; tốc độ mạng băng rộng cố định, di động tuy có tăng những vẫn ở mức trung bình khá của thế giới, chưa tạo bước đột phá về hạ tầng phục vụ chuyển đổi số quốc gia; Người dân chưa thấy thuận tiện, dễ dùng, chưa được khuyến khích khi tiếp cận, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và các nền tảng số.

Tỷ lệ xử lý hồ sơ công việc trên môi trường mạng chưa cao; còn một số dịch vụ công trực tuyến mang tính hình thức, chưa thực chất; An toàn, an ninh mạng nhiều nơi chưa được quan tâm đúng mức trong bối cảnh tội phạm công nghệ cao diễn biến ngày càng phức tạp. Nhân lực cho chuyển đổi số còn chưa đáp ứng được nhu cầu; Thiếu cơ chế giám sát triển khai chuyển đổi số…

Và thời gian tới, điều quan trọng nhất trong công cuộc chuyển đổi số, như nhấn mạnh của Thủ tướng, đó là việc chuyển đổi số được triển khai đồng bộ, tổng thể trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh tình trạng “trăm hoa đua nở”; đi nhanh nhưng chắc chắn, dễ làm trước, khó làm sau, đi từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn và cần được thực hiện một cách thực chất để tránh đầu tư dàn trải, lãng phí, không cầu toàn, không nóng vội. Đặc biệt, Thủ tướng nhấn mạnh: Phải nghĩ thật, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật; nói phải đi đôi với làm, “không đánh trống bỏ dùi”.

Thực chất, nói thật, làm thật, có hiệu quả thật… hiện thực hóa được những “tiêu chí” ấy, thì công cuộc chuyển đổi số Quốc gia mới thực sự  có thể “giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”. Nhưng từ những gì đã đạt được trong thời gian qua, từ sự lan tỏa của Ngày Chuyển đổi số Quốc gia lần đầu tiên được tổ chức năm nay, hoàn toàn có thể nuôi niềm tin rằng những kỳ vọng ấy sẽ trở thành hiện thực. Chuyển đổi số sẽ thực sự vị nhân sinh, vì tương lai phát triển của đất nước, của dân tộc.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm