Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
17:00 09/01/2023

Chuyển đổi số trong ngành y tế còn chậm

Theo lộ trình của Bộ Y tế, đến 2025 sẽ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử tiến tới loại bỏ bệnh án giấy, song hiện mới có 37 cơ sở triển khai, nhiều giám đốc bệnh viện còn chưa biết bệnh án điện tử là gì…

Từ năm 2020, Bộ Y tế đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số y tế đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Có thể khẳng định, chuyển đổi số trong ngành y tế thời gian qua đã đem lại nhiều lợi ích cho cả cơ sở y tế và người dân, người bệnh. Tuy vậy, công tác này vẫn còn những khó khăn, vướng mắc khiến cho kết quả, hiệu quả nhiều hoạt động chưa đạt kỳ vọng.

 

Bác sĩ xem bệnh án điện tử để điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM

Lý giải cho việc chuyển đổi số y tế tại các bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn, ông Trần Quý Tường - Nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), Chủ tịch Hội Tin học y tế Việt Nam cho rằng, nhận thức và sự quan tâm của các lãnh đạo cơ sở y tế đến số hóa, chuyển đổi số y tế chưa thực sự sâu sắc.

Ông Trần Quý Tường dẫn chứng, trong giai đoạn vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi số y tế. Bộ Y tế cũng đã phê duyệt chương trình xây dựng nền y tế thông minh. Cùng với đó, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 54 quy định về Bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin trong bệnh viện và Thông tư 46 quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Đáng buồn là đến thời điểm này, nhiều giám đốc bệnh viện không biết đến các văn bản này.

"Trong Thông tư 46 được ban hành từ năm 2018, đã quy định nội dung bệnh án điện tử là gì, làm thế nào thay thế bệnh án giấy... Thế nhưng, đến nay, nhiều lãnh đạo bệnh viện không hiểu bệnh án điện tử là gì, có thay thế được bệnh án giấy không", ông Trần Quý Tường chia sẻ.

Đồng quan điểm, lãnh đạo Cục Quản lý Khám Chữa bệnh (Bộ Y tế) cũng đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tăng chậm trong 5 năm qua. Chỉ 3% cơ sở y tế áp dụng phần mềm quản lý bệnh án và bỏ bệnh án giấy. Chưa đến 50% bệnh viện triển khai đặt lịch khám bệnh trực tuyến.

Việt Nam hiện có khoảng 1.300 cơ sở y tế, gồm khoảng 135 bệnh viện hạng I công lập (tuyến trung ương, địa phương) và tư nhân. Tuy nhiên, đến nay mới có 37 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, trong đó chỉ vài bệnh viện hạng I, nhiều bệnh viện nhỏ, bệnh viện tư nhân.

Nguyên nhân chậm trễ, theo các chuyên gia, có ba điểm nghẽn. Trong đó, quan trọng nhất là nhận thức và mức độ quan tâm đến số hóa của lãnh đạo cơ sở y tế, chuyển đổi số y tế chưa thật sự sâu sắc. Một số bệnh viện chú trọng phát triển chất lượng, kinh tế, chưa sâu sát đến ứng dụng công nghệ.

Ngoài ra, cơ chế chính sách, đặc biệt cơ chế tài chính liên quan chuyển đổi số chưa có, chi phí công nghệ thông tin chưa được đưa vào cơ cấu giá viện phí. Hiện kinh phí công nghệ thông tin tại các cơ sở khám chữa bệnh dựa vào ngân sách Nhà nước cấp, các chương trình dự án, hoặc dựa vào bố trí của từng cơ sở y tế, không có hạng mục riêng. Đây là điểm nghẽn lớn nhất, theo ông Tường.

Kỹ thuật cũng là điều khó khăn trong chuyển đổi số y tế. Các bệnh viện lúng túng trong lựa chọn, sử dụng các phần mềm hiện có trên thị trường.

Tháng 10/2022, Bộ Y tế sửa đổi lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, đưa vào Kế hoạch thúc đẩy phát triển và sử dụng các nền tảng số y tế thực hiện Chương trình chuyển đối số quốc gia. Theo đó, từ năm 2023-2025, 100% cơ sở y tế hạng I trở lên thực hiện khám chữa bệnh không giấy, trong đó hồ sơ bệnh án điện tử thay thế bệnh án giấy. Đến năm 2030, tất cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cả nước áp dụng bệnh án điện tử.

Các chuyên gia đánh giá, chuyển đổi số y tế là ứng dụng công nghệ thông tin một cách tổng thể và toàn diện. Nếu bệnh viện triển khai bệnh án điện tử, bỏ được bệnh án giấy, đã được coi là chuyển đổi số thành công đến 70%. 30% còn lại đến từ việc ứng dụng thêm các công nghệ như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ cao…

Theo TS.BS. Dương Huy Lương - Trưởng phòng Quản lý chất lượng và Chỉ đạo tuyến, Cục Quản lý khám chữa bệnh, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh là nhiệm vụ tất yếu để đáp ứng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng người bệnh. Hiện tại, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản, tiêu chuẩn và tiêu chí chuyển đổi số trong lĩnh vực y tế.

Cùng với đó, các bệnh viện cần tăng cường đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong khám bệnh, chữa bệnh. "Nơi nào ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả sẽ có chất lượng khám bệnh, chữa bệnh tốt hơn, tiết kiệm chi phí, sử dụng nguồn lực hiệu quả và người bệnh hài lòng hơn", ông Lương nhận định.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm