Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
18:00 05/11/2022

500 triệu người Việt Nam cài đặt các nền tảng số "nội"

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng đã trao đổi về giải pháp để thúc đẩy xây dựng nền tảng số, chuyển đổi số (CĐS) và nhân lực CNTT, CĐS tại phiên chất vấn của Quốc hội về lĩnh vực TT&TT ngày 4/11.

Phần lớn cuộc sống và hầu hết các vấn đề của con người đã chuyển sang môi trường số

Phát biểu tại phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng cho biết đa số các vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm đều liên quan tới công cuộc chuyển đổi từ môi trường thực sang môi trường số, toàn dân và toàn diện mà gọi là CĐS. Phần lớn cuộc sống và hầu hết các vấn đề của con người đã sang môi trường số. Đảng và Nhà nước cũng đã xác định CĐS là một phương thức phát triển mới giúp đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Tín hiệu đáng mừng là trong năm 2022 này đã có 500 triệu người Việt Nam cài đặt các nền tảng số Việt Nam (Ảnh: VGP)

Nhưng theo Bộ trưởng, thể chế số, quản lý số, văn hóa số, nhân lực số, công dân số, thực thi số và ngân sách số vẫn đang theo sau. Nếu không nhanh chóng thu hẹp khoảng cách này thì đất nước không chỉ không tận dụng được cơ hội của CĐS mà còn phải đối diện với các nguy cơ to lớn của sự chuyển đổi này.

Bộ T&TT nhận thức sâu sắc vấn đề này nên đã có nhiều cố gắng trong những năm qua. Tuy nhiên, có những việc đã làm được nhưng thực tế vẫn còn những tồn tại, hạn chế, những nhức nhối của xã hội, những vấn đề mới phát sinh; đồng thời luôn coi những tồn tại này là động lực để thúc đẩy ngành phát triển.

Các vấn đề các vị đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn dưới các góc nhìn khác nhau, cách tiếp cận khác nhau trong các ngữ cảnh khác nhau sẽ giúp Bộ TT&TT nhìn thấy rõ hơn, toàn cảnh hơn về ngành, về vấn đề, những tồn tại, hạn chế, trách nhiệm của Bộ cũng như hé mở những giải pháp mới, cách làm mới, cách tiếp cận mới để tất cả chúng ta chung tay làm trong lĩnh vực TT&TT phát triển bền vững, góp phần cho một Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.

Nền tảng số là giải pháp đột phá của CĐS Việt Nam

Bộ trưởng Bộ TT&TT đã nhiều lần phát biểu về vai trò và tầm quan trọng của nền tảng số xây dựng Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số, coi đây là giải pháp đột phá để thực hiện CĐS quốc gia. Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ TT&TT, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Lý Văn Huấn (tỉnh Thái Nguyên) nêu Bộ trưởng có giải pháp gì để thúc đẩy xây dựng nền tảng số, đẩy nhanh tiến trình CĐS tại Việt Nam?

Trả lời ĐBQH Lý Văn Huấn về nền tảng số, Bộ trưởng nêu rõ nền tảng số đã được xác định là giải pháp đột của CĐS Việt Nam. "Nền tảng số trên không gian mạng cũng giống như hạ tầng trong thế giới thực. Nếu như chúng ta không làm chủ các nền tảng số Việt Nam, người dân Việt Nam sinh sống, làm ăn, vui chơi, giải trí trên các nền tảng số nước ngoài khi đó dữ liệu bị thu thập. Mà dữ liệu số thì được gọi là tài nguyên".

Vì vậy, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ, Bộ TT&TT đặt trọng tâm phát triển các nền tảng. Theo đó, năm 2022 đã xây dựng xong và hoạt động khai thác 52 nền tảng số Việt Nam. "Tín hiệu đáng mừng là trong năm 2022 này đã có 500 triệu người Việt Nam cài đặt các nền tảng số Việt Nam và chiếm 30% tổng số cài đặt của người Việt Nam và con số này đang tăng lên", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Về giải pháp đột phá, Bộ trưởng nêu rõ "có việc thì sẽ có người, có việc khó thì sẽ có người giỏi, có việc vĩ đại thì sẽ có người vĩ đại". Lý giải cho câu nói này, Bộ trưởng chia sẻ, người ở đây được hiểu là cả người và doanh nghiệp (DN). Theo đó, khi Bộ công bố các bài toán CĐS quốc gia ở cả mức Trung ương và các địa phương và có trang web để công bố các bài toán cần lời giải bài toán CĐS Việt Nam.

 

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Người đứng đầu cần ra "đầu bài" thật cụ thể để bài toán CĐS được thực thi hiệu quả (Ảnh: VGP)

Phát biểu thêm về đặt bài toán CĐS, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh CĐS là cơ hội, thể hiện rõ ở quyết tâm của người đứng đầu. Người đứng đầu cần ra "đầu bài" thật cụ thể để bài toán CĐS được thực thi hiệu quả. 

"CĐS không chỉ là dùng máy tính, dùng thông tin mà đã đến lúc khẳng định CĐS là thay đổi tư duy, phương pháp, mô hình quản lý nhà nước, DN, xã hội…", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nền tảng đào tạo trực tuyến số lượng lớn - giải pháp đột phá đào tạo nhân lực CNTT, CĐS

Về vấn tình trạng chảy máu chất xám, đại biểu Lý Văn Huấn cho biết những nhân tài lập trình, quản trị vì nhiều lý do, trong đó có lý do thu nhập, các DN nước ngoài trả gấp 5 lần, 7 lần, thậm chí 10 lần và trong khi tại các DN trong nước môi trường công tác, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho nghiên cứu phát triển không đáp ứng. Vậy Bộ trưởng có những giải pháp gì để thu hút và giữ chân những nhân tài này?

Bộ trưởng cho biết vấn đề chảy máu chất xám nhân tài công nghệ thông tin (CNTT) cũng là vấn đề được Bộ TT&TT quan tâm bởi nhân tài là yếu tố quyết định trong việc làm chủ khoa học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ.

Bộ trưởng cho biết, hiện cả nước có xấp xỉ khoảng 1,2 triệu lao động, nhưng nhân lực tính từ cao đẳng trở lên chỉ khoảng 550.000 người. Bộ trưởng cho rằng giải pháp ở đây là đại học (ĐH) số. Tuy nhiên nếu đào tạo theo cách truyền thống thì đã đạt đến mức giới hạn. Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ cấp giấy phép về thí điểm ĐH số. Nếu ĐH số thí điểm sớm thì sẽ là một trong những giải pháp để có thể nhanh chóng có được nguồn nhân lực công nghệ số.

Ngoài ra, một trong những giải pháp mang tính căn bản đột phá mà Bộ T&TT đang thực hiện là xây dựng các nền tảng đào tạo trực tuyến số lượng lớn đến các đối tượng khác nhau, tên nền tảng này là One Touch và đã đưa vào vận hành được 6 tháng, đã có 10 triệu người Việt Nam lên đó học tập. Trong nền tảng này cũng có một phần dành riêng cho cán bộ, công chức lên đấy tự học, tự đánh giá và sẽ tự cấp các chứng chỉ.

Trả lời chất vấn của ĐBQH Đinh Công Sỹ (tỉnh Sơn La) về đào tạo nhân lực thông tin và CĐS trong đó có hạ tầng cho ngành giáo dục, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hạ tầng viễn thông CNTT cho bà con vùng sâu vùng xa có thể theo dõi tin tức, học tập đã đáp ứng được. Hiện nay cáp quang đã được đưa đến 93% thôn bản. Việt Nam là một trong số ít các nước có tỷ lệ cao như vậy; giá cả cũng nằm trong tốp 20 trên thế giới, tương đối thấp.

Bên cạnh đó, các DN công nghệ số Việt Nam có thể đáp ứng được, đáp ứng tốt và giá thì rẻ hơn nước ngoài. Mục tiêu Chính phủ đặt ra là đến năm 2025, có 100.000 DN công nghệ số Việt Nam. Do đó, cần đặt ra nhiều bài toán để các DN công nghệ số phát triển mạnh hơn nữa…

Cũng về nhân lực CNTT, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời ĐBQH Dương Minh Ánh (TP. Hà Nội) về giải pháp trước mắt và lâu dài trong việc phát triển và giữ chân đội ngũ CNTT ở cấp xã, phường, thị trấn trong giai đoạn tới.

Bộ trưởng cho biết tỷ lệ cán bộ làm công tác CNTT trong cơ quan nhà nước của ta là 0,9%. Đây là con số đáng suy nghĩ, Bộ trưởng nhấn mạnh. Bởi tỷ lệ này ở các nước trong khu vực là 10%, riêng Mỹ là 15%. Còn ở Việt Nam chỉ là 0,9%. Đây là con số cần suy nghĩ nếu muốn đẩy nhanh CĐS gia bởi cần phải coi lực lượng khoa học công nghệ số là lực lượng sản xuất. Về giữ chân nhân lực đòi hỏi cơ chế ưu đãi.

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng cho biết trong tổng thể chung không thể đòi hỏi có cơ chế ưu đãi cho nhân lực riêng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác. Bộ trưởng cho rằng cần xây dựng nền tảng số, trợ lý ảo AI để đỡ một phần công việc của cán bộ thông tin từ đó phù hợp với mức lương họ đang nhận. Do đó cần đầu tư vào nền tảng. Đồng thời, cần tăng cường thuê, đặt hàng bên ngoài, người làm CNTT trong nhà nước sẽ làm công việc đặt hàng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm