Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 19/10/2022

3 giai đoạn chuyển đổi số của doanh nghiệp thành công

Các doanh nghiệp thường chủ quan khi chuyển đổi số quá nhanh trên quy mô lớn, dẫn đến thất bại. Thực tế tồn tại một "đường cong lĩnh hội" trong chuyển đổi kỹ thuật số, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm vững phần cơ bản trước khi tiến tới những thứ phức tạp hơn.

Hầu hết các doanh nghiệp chuyển đổi số không thành công. Nhiều nghiên cứu của các học giả và nhà phân tích chỉ ra rằng tỷ lệ những cuộc chuyển đổi số không đạt được mục tiêu đề ra dao động từ 75% đến 90%, trung bình đạt 87,5%. Tuy nhiên, chuyển đổi số là chủ đề nóng của nhiều tổ chức trong ít nhất một thập kỷ vừa qua và vẫn chưa hề có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngược lại, nhiều nhà phân tích còn chỉ ra thời kỳ Covid-19 đã tạo nên một cú hích mạnh mẽ cho quá trình chuyển đổi số. 

Với công việc cố vấn và giảng dạy với hàng trăm các giám đốc điều hành, Didier Bonnet kết luận có 3 yếu tố chính dẫn đến việc chuyển đổi số không thành công.

Đầu tiên, khi các doanh nghiệp đặt ra các mục tiêu, họ thường có xu hướng lạc quan quá mức với kỳ vọng của mình, xét trên cả phương diện thời gian và phạm vi kết quả. Họ nghĩ nó đơn giản như vẫy một cây đũa phép vậy. 

Nguyên nhân thứ hai đằng sau việc chuyển đổi số thất bại là việc áp dụng vào thực tiễn chưa hiệu quả. Trong đó là những vấn đề như bao gồm thiếu khả năng quản trị hợp lý, ưu tiên triển khai công nghệ trước khi khách hàng chấp nhận hoàn toàn, áp dụng sai số liệu và những thứ tương tự.

Cản trở thứ ba, cũng là phần người ta ít đề cao nhất, song lại là phần thú vị nhất, liên quan đến tốc độ quyết định trong lãnh đạo và quản lý quá trình chuyển đổi giữa cái cũ và cái mới. 

Xét trong ngắn hạn, tồn tại một thứ gọi là "đường cong lĩnh hội kỹ thuật số", nói đơn giản là phải nắm vững phần cơ bản trước khi cố gắng làm chủ những điều phức tạp hơn. Để chuyển đổi số thành công, các nhà lãnh đạo cấp cao cần phải nhận thức được đường cong lĩnh hội này. Nó được chia làm ba giai đoạn riêng biệt.

Mỗi giai đoạn đều mang đến cho các doanh nghiệp cơ hội học hỏi riêng. Trong đó, 2 giai đoạn đầu tiên là hiện đại hóa và chuyển đổi toàn doanh nghiệp, tập trung vào việc định hình lại hoạt động kinh doanh hiện tại. Giai đoạn cuối cùng xoay quanh việc tạo  doanh nghiệp trong hình hài mới và khai phá thêm những nguồn lợi nhuận tiềm năng. 

Kinh nghiệm của chúng tôi cho thấy các doanh nghiệp khó có thể tránh được các chướng ngại ở từng giai đoạn. Nếu các doanh nghiệp chuyển sang bước 2 hoặc 3 trước khi thành công ở bước 1, họ khả năng cao sẽ thất bại. 

Giai đoạn 1: Hiện đại hóa

Bước đầu tiên là đơn giản hóa và số hóa các quy trình và chức năng hiện có. Đối với việc đảm bảo trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể thiết kế các ứng dụng cho khách hàng hoặc triển khai các địa điểm tự phục vụ mới. Đối với các hoạt động của doanh nghiệp, đó có thể là liên kết các sản phẩm lại với nhau hay tái thiết kế các quy trình cốt lõi dưới nền tảng kỹ thuật số. Về trải nghiệm của nhân viên, tự động hóa các quy trình nhân sự hay thiết kế các điểm tự phục vụ cũng là một lựa chọn tốt. 

Vậy các quy trình chuyển đổi này có làm "biến chất" doanh nghiệp không? Hầu như là không. Thậm chí, giai đoạn thứ nhất thường bị đánh giá thấp và không được coi trọng, dù nó là vấn đề cần được chú ý. Cũng giống việc xây nền đặt móng cho một ngôi nhà vậy, quy trình này làm nền tảng kỹ thuật số của doanh nghiệp mạnh mẽ hơn và thông minh hơn. Nó cũng giúp các doanh nghiệp thu hồi vốn một cách hợp lý hơn, qua đó có thể thúc đẩy các khoản đầu tư kỹ thuật số phức tạp hơn nữa. Đó thực sự là một cơ hội tuyệt vời cho các doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực kỹ thuật số.

Giai đoạn 2: Chuyển đổi trên quy mô toàn doanh nghiệp

Bước tiếp theo là nỗ lực thay đổi mỗi chuỗi giá trị chéo phức tạp, ví dụ là một đơn vị bán lẻ muốn thu thập đầy đủ các dữ liệu về trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các nền tảng vật lý và kỹ thuật số. Đối với quy trình hoạt động, đó có thể là một ứng dụng Internet để duy trì trạng thái hoặc tự động hóa toàn bộ quy trình kinh doanh. Đối với trải nghiệm của nhân viên, nó có thể là thể chế hóa các phương pháp làm việc nhanh gọn hoặc xây dựng một nền văn hóa học hỏi liên tục và tái đào tạo kỹ năng.

Vậy đây có phải những nỗ lực trong chuyển đổi số không? Tất nhiên là có. Điều chỉnh các tâm lý truyền thống của doanh nghiệp, thiết lập các mô hình quản trị hợp lý, bổ sung thêm nhân sự chất lượng cao và những điều tương tự, đó đều là những yếu tố then chốt cần được chú trọng phát triển để đạt được thành công trong quá trình chuyển đổi số. 

Chuyển đổi toàn doanh nghiệp thường tập trung vào việc cải thiện các quy trình hiện có. Tuy nhiên, sau khi thành công, các doanh nghiệp thường sẽ có các cơ hội tạo ra lợi nhuận mới, chẳng hạn như có cách tiếp cận khách hàng mới hoặc tìm ra những cách thức vận hành hiệu quả mới. Chuyển đổi toàn doanh nghiệp có tính chất đa chức năng và phức tạp, nhưng là giai đoạn học hỏi bắt buộc trong quá trình chuyển đổi số. 

Giai đoạn 3: Tạo dựng/ đổi mới mô hình kinh doanh 

Cuối cùng là mở rộng quy mô những phần hiện có hoặc tạo nên các nguồn thu mới. Đối với trải nghiệm của khách hàng, các doanh nghiệp có thể chuyển đổi từ mô hình bán sản phẩm hay dịch vụ sang mô hình doanh thu đăng ký mới. Với các hoạt động, đó có thể là sử dụng dữ liệu và phân tích chúng để dự đoán chính xác hiệu suất hoạt động của sản phẩm hoặc hệ thống.

Đây là những chuyển đổi thực sự bởi vì nó thách thức các quy trình, cấu trúc và khả năng hiện có của doanh nghiệp và đòi hỏi những cách thức làm việc mới. Sự lãnh đạo phù hợp là yếu tố then chốt, vì đây là việc chuyển đổi từ mô hình hoạt động hiện có sang một mô hình hoạt động mới. Thông thường, giai đoạn này cũng đòi hỏi phải xem xét kỹ lưỡng các giới hạn của doanh nghiệp khi chuyển từ chuỗi cung ứng truyền thống sang mô hình hệ sinh thái mới. Điều này đòi hỏi mức độ phát triển của chuyển đổi số cao.

Vậy ba khía cạnh trong chuyển đổi số này có nhất thiết theo trình tự từng bước không? Điều này là chưa chắc, bởi hầu hết các giải pháp chuyển đổi số của doanh nghiệp có thể bao gồm cả ba bước trên. Ví dụ, họ có thể thực hiện hiện đại hóa trên một phạm vi nhất định để mang lại kết quả nhanh chóng. Đồng thời, họ có các chương trình toàn cầu cho toàn chuỗi doanh nghiệp hoặc đổi mới mô hình kinh doanh thông qua các thử nghiệm thí điểm có kiểm soát. 

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của tác giả, hiếm có trường hợp các nhà lãnh đạo kỹ thuật số trong các tập đoàn lớn nhảy cóc trong giai đoạn đầu của chuyển đổi số. Chìa khóa để chuyển đổi số thành công là không được bỏ qua bất kỳ bước nào.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm