Thị trường hàng hóa
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dù chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố do xung đột Nga - Ukraine, nguy cơ lạm phát từ giá nguyên liệu sản xuất leo thang trên thế giới nhưng xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn đạt được một số kết quả tích cực. Trong 6 tháng năm 2022, lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt hơn 3,5 triệu tấn, trị giá 1,72 tỷ USD, tăng gần 16,2% so với cùng kỳ năm 2021. Cơ cấu chủng loại gạo tiếp tục có sự chuyển biến tích cực phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo đã được phê duyệt.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), nhu cầu nhập khẩu gạo của Anh khoảng 617.000 tấn gạo. Năm 2019, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Anh hiện ở mức khiêm tốn khi chỉ chiếm 0,2% và đứng thứ 22 trong số các nhà xuất khẩu gạo lớn nhất nước Anh. Anh Quốc là một trong những nước có sức tiêu thụ gạo hàng đầu châu Âu.
Đưa ra khuyến nghị để tăng thị phần xuất khẩu gạo tại Anh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Anh Nguyễn Cảnh Cường cho biết, Việt Nam đứng thứ 15 trong các nước xuất khẩu gạo sang Anh với thị phần chỉ có 0,42%. Dư địa cho gạo Việt Nam tại Anh còn có thể mở rộng nhờ cộng đồng gốc Việt Nam 100.000 người và nhờ Quy chế hạn ngạch thuế quan trong UKVFTA. Để biến tiềm năng này thành hiện thực thì người trồng lúa và DN xuất khẩu gạo cần áp dụng triệt để trên diện rộng Global GAP, đồng thời đẩy mạnh sản xuất gạo thơm chất lượng cao.
Gạo Việt Nam ở Anh chủ yếu được bán cho cộng đồng người Việt Nam và một phần cộng đồng người Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines. Các thương hiệu gạo Việt Nam phổ biến tại Anh là Golden Lotus Premium Jasmine Rice, (Longdan supermarket), Longdan Rice (Longdan supermarket), Buffalo Saigon Fragrant Rice (Longdan supermarket), Buffalo Brand Northern Vietnam Glutinous Rice (Tradewind).
Để tăng thị phần cho gạo Việt tại Anh, cũng như biến tiềm năng này thành hiện thực thì người trồng lúa và doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần áp dụng triệt để trên diện rộng Global G.A.P, đồng thời đẩy mạnh sản xuất gạo thơm chất lượng cao. Cục trồng trọt, Cục bảo vệ thực vật và chính quyền các địa phương có diện tích đất trồng lúa lớn cần triển khai các Chương trình hỗ trợ nông dân về giống lúa, vật tư nông nghiệp an toàn, xay xát và bảo quản lúa gạo trước khi xuất khẩu.
Đặc biệt, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tìm hiểu thị hiếu, nhu cầu tiêu thụ gạo tại thị trường Anh. Theo Thương vụ Việt Nam tại Anh, mặc dù không có khái niệm nhất quán về gạo ngon vì mỗi loại gạo đều gắn với thị hiếu tiêu dùng của từng cộng đồng sắc tộc nhưng thị trường Anh có một số tiêu chuẩn chung cho gạo ngon. Đó là hạt gạo có chiều dài từ 7mm trở lên, có hàm lượng đạm khoảng 10-11% và khi nấu thành cơm phải dẻo, mềm, không dính, thơm. Ngoài ra, gạo phải sạch và không có tồn dư hóa chất hay chất bảo quản.
Trước đó, trong cuộc họp đánh giá tình hình xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm 2022 có sự tham dự của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) và 20 doanh nghiệp xuất khẩu gạo hàng đầu Việt Nam. Tại cuộc họp này, các doanh nghiệp xuất khẩu đều nhận định rằng, nhu cầu thị trường trong 6 tháng cuối năm vẫn tốt. Thêm vào đó, giá xuất khẩu sẽ tiếp tục giữ vững ở mức cao, thậm chí có thể còn tăng do ảnh hưởng xung đột với Nga nên Ukraine không xuất khẩu lúa mì, kéo theo giá các loại ngũ cốc và lương thực cao. Những yếu tố này được đánh giá có lợi cho việc xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm