Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:15 21/04/2023

Tâm lý chờ “bắt đáy” khiến thị trường bất động sản lao dốc

Tâm lý của người mua nhà, mua đất hiện nay đang chờ thị trường “tạo đáy”, thiếu tự tin quyết định xuống tiền. Điều này đã khiến thị trường suy giảm.

Tâm lý chờ “bắt đáy” khiến thị trường bất động sản lao dốc

Ở thời điểm hiện tại, các công ty nghiên cứu bất động sản đều có nhận định chung, đó là thị trường vẫn đang trong giai đoạn rất khó khăn. Cả nguồn cung, lẫn tỷ lệ hấp thụ dự án đều chạm “đáy” nhiều năm.

Theo báo cáo của DKRA, sức cầu thị trường sụt giảm ở cả thị trường sơ cấp lẫn thứ cấp, chỉ bằng 20% - 30% so với cùng kỳ năm trước ở tất cả các phân khúc.

 

Ảnh minh họa. (Ảnh: VN)

Điều đặc biệt, giá bán bất động sản cả nước sụt giảm mạnh, mức chiết khấu lên tới 10% - 25% so với cùng kỳ. 

Riêng trên thị trường thứ cấp, giá bán hầu hết các phân khúc bất động sản đều sụt giảm rất mạnh. Cụ thể, đất nền giảm 10% - 14%, căn hộ giảm 6% - 17%, nhà phố - biệt thự giảm 10% - 25%. Việc tăng chiết khấu, giảm giá trên thị trường thứ cấp, nhằm giúp giảm bớt hàng tồn kho.

Trong Hội thảo “Gỡ vướng địa ốc - Thúc đẩy tăng trưởng", ông Võ Hồng Thắng, chuyên gia của DKRA giải thích, tâm lý người mua chờ thị trường “tạo đáy”, thiếu tự tin quyết định xuống tiền. Đồng thời, người mua mất lòng tin ở một số chủ đầu tư do không thực hiện đúng cam kết về tiến độ, pháp lý dự án.

“Ngoài ra, lãi suất dù đang giảm nhưng vẫn ở mức cao, tất cả các yếu tố này đã làm chần chừ trong quyết định vay mua bất động sản”, ông Thắng nói.

Trên cơ sở đó, ông Thắng khuyến nghị người mua bất động sản cần có tầm nhìn, chiến lược đầu tư trong trung và dài hạn, tránh tâm lý lướt sóng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đồng thời cũng cân nhắc tỷ lệ đòn bẩy vay mua bất động sản, có kế hoạch trả nợ gốc, lãi vay phù hợp, hiệu quả. 

Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tư vấn - Thương mại - Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân cho biết: Doanh nghiệp này đã đang triển khai 15 dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, còn 12 dự án và 3 dự án còn lại cũng đang xúc tiến hoàn thành xin giấy phép xây dựng, tổng số căn dự kiến là 15.000 căn.

Tuy nhiên, thủ tục thực hiện các dự án nhà ở xã hội hiện nay cũng còn nhiều khó khăn. Thủ tục hành chính hiện nay phải 5 - 10 năm mới hoàn thành dự án. 

“Chúng tôi cần một quy trình mạnh hơn. Hiện nay, để có quỹ đất làm nhà ở xã hội, thời gian lâu và vướng mắc. Cần có sự đột phá về thủ tục hành chính ở các địa phương lớn như TP.HCM”, ông Tuấn nói.

Phải củng cố niềm tin thị trường

Trong khi đó, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, ông Hoàng Văn Tăng, Tổng giám đốc Tổng  Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIG) cho rằng, khó khăn với thị trường bất động sản thì ai cũng đã nhìn thấy, các doanh nghiệp cũng đã cảm nhận. Dù vậy, giai đoạn khó khăn nhất với thị trường bất động sản sắp qua. 

Ông Tăng phân tích: Thứ nhất, sau quý I/2023 khá trầm lắng, có thể thấy sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ trong việc đẩy mạnh đầu tư công, thông qua việc thành lập các tổ công tác kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tại nhiều địa phương.

 

Giai đoạn khó khăn nhất với thị trường bất động sản sắp qua. (Ảnh: TT)

“Việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 cũng giúp nhiều nhóm doanh nghiệp, trong đó có nhóm bất động sản”, ông Tăng nói. 

Thứ hai, Chính phủ đã nhiều lần gửi thông điệp chính thức nhằm tháo gỡ Thị trường bất động sản, sau nhiều cuộc họp và chỉ đạo của Chính phủ, các địa phương vào cuộc mạnh mẽ hơn. 

Các cuộc họp tập trung bàn giải pháp tháo gỡ cho thị trường bất động sản. Trong đó, đặc biệt là hướng đến các nhóm giải pháp, chính sách tập trung tháo gỡ vấn đề đang nóng nhất của thị trường, gồm pháp lý và vốn. 

“Nếu tháo gỡ được vấn đề pháp lý thì nhiều dự án được giải tỏa…, nhưng trên hết là củng cố niềm tin cho thị trường”, ông Tăng nhận định.

Thứ ba, dòng vốn tín dụng đã có dấu hiệu hạ nhiệt, dù chưa tác động ngay trong ngắn hạn nhưng lãi suất có xu hướng giảm sẽ tác động tích cực đến thị trường bất động sản. 

Kết với với những chuyển động tích cực hơn từ hoạt động M&A các dự án bất động sản, tôi tin thị trường bất động sản có nhiều cơ hội để phục hồi trong từ giai đoạn cuối quý III/2023.

Vừa qua, Nghị quyết 33 đã yêu cầu các cơ quan Chính phủ nghiên cứu xây dựng, ban hành 4 nghị định sửa đổi, bổ sung các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai, Luật Đầu tư, các nghị định thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Xây dựng và các quy định về trình tự, thủ tục triển khai dự án nhà ở thương mại, khu đô thị…

Đồng thời, yêu cầu các địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, chấm dứt việc đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ trong giải quyết các thủ tục, song thực tế, nhiều doanh nghiệp vẫn đang chờ đợi để được giải quyết về mặt pháp lý. 

“Về phía doanh nghiệp, chúng tôi chỉ mong với các dự án đủ hồ sơ, đủ tiêu chuẩn thì sớm được cấp phép. Ngược lại, nếu dự án chưa đủ theo các tiêu chí thì cũng mong nhận được quyết định từ các bộ, ngành hay các đơn vị liên quan để doanh nghiệp chủ động hơn trong kế hoạch triển khai”, ông Tăng nói thêm.

Đọc thêm

Xem thêm