Thị trường hàng hóa
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (FERI), trong 10 tháng đầu năm 2022, có khoảng 2.300 doanh nghiệp môi giới bất động sản tạm ngừng kinh doanh, tăng gần 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Số lượng doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể gần 1.000 doanh nghiệp, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhiều doanh nghiệp phải tái cơ cấu lại mô hình, giảm quy mô, tinh giảm hệ thống nhân sự.
Trong giai đoạn 2020 - 2021, hàng nghìn doanh nghiệp môi giới phải đóng cửa hoặc tạm dừng hoạt động do dịch bệnh, đây là điều đã được dự báo trước. Thế nhưng, ngay cả khi dịch bệnh được kiểm soát, số lượng doanh nghiệp môi giới phải đóng cửa còn cao hơn giai đoạn trước, đây đang được coi là một điềm lạ.
Thế nhưng, nhìn vào thực tế có thể thấy, thị trường bất động sản ở thời điểm hiện tại đang rung lắc dữ dội, đặc biệt là sức thanh khoản của thị trường đang xuống thấp, đã khiến các doanh nghiệp môi giới buộc phải rút lui. Đó là chưa kể, ngân hàng liên tục tăng lãi suất, nhưng việc tiếp cận dòng vốn tín dụng không phải là dễ.
Trong khi đó, TS Phạm Anh Khôi, Viện trưởng FERI cho rằng: Những chiến dịch xử lý sai phạm được tăng cường cũng là lúc nhiều doanh nghiệp sẽ rời khỏi thị trường. Và năm 2023, Chính phủ sẽ tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các sai phạm.
Trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu còn nhiều rủi ro, biến động thì lạm phát sẽ tiếp tục tăng cao. Những khó khăn này sẽ khiến nhà đầu tư chuyển sang tích trữ tiền và thị trường bất động sản có thể “đóng băng”.
Với sự trầm lắng của thị trường bất động sản, ông Khôi cho biết nhà đầu tư đang có tâm lý e dè, thận trọng trước những biến động của thị trường.
Dự báo nguồn cung vẫn thiếu hụt trầm trọng do tiếp tục siết quản lý bất động sản, trong khi các dự án nhà ở xã hội chưa thể triển khai.
Với tâm lý thận trọng, khách hàng chuyển sang tích trữ tiền mặt dẫn đến thị trường đóng băng. Trong khi đó, tình trạng lãi suất tăng, hạn chế "room" tín dụng khiến ngay cả nhóm khách hàng mua ở thật cũng khó tiếp cận vốn vay.
Kiến nghị một số giải pháp, FERI đề xuất cần đẩy nhanh tiến trình sửa đổi luật theo hướng phù hợp tình hình thực tế để nhanh chóng đi vào triển khai, sớm tạo ra hành lang pháp lý, môi trường minh bạch cho các hoạt động bất động sản.
Đồng thời, tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển, góp phần khôi phục thị trường theo hướng tích cực. Tháo gỡ vướng mắc pháp lý dự án, xây dựng các cơ chế theo hướng mở, phù hợp với tình hình hiện nay… cần xây dựng giải pháp mở rộng, đa dạng hóa nguồn vốn cho thị trường.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm