Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:25 10/03/2023

"Ông lớn" Đài Loan (Trung Quốc) ồ ạt chuyển nhà máy tới Việt Nam, bất động sản công nghiệp được hưởng lợi

Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang đón nhiều doanh nghiệp Đài Loan (Trung Quốc) đến xây dựng nhà máy, công xưởng. Đơn cử như Foxconn thuê thêm một khu đất 45 ha với giá trị đầu tư 62,5 triệu USD để mở nhà máy tại Bắc Giang.

Trong năm 2022, Đài Loan là một trong những nhà đầu tư rót vốn vào Việt Nam lớn nhất. Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, Đài Loan đứng ở vị trí thứ 4 trong danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.

Trong khi đó, theo Savills, vốn FDI đăng ký mới vào lĩnh vực sản xuất từ Đài Loan đạt hơn 215 triệu USD, nâng tổng giá trị đầu tư của thị trường này vào Việt Nam lên hơn 1,35 tỷ USD.

Foxconn vừa thuê thêm một khu đất 45 ha với giá trị đầu tư 62,5 triệu USD để mở nhà máy tại Bắc Giang. (Ảnh: Forbes)

Các dự án của Đài Loan chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng và bất động sản. Trong 2 tháng đầu năm 2023, Đài Loan đứng thứ hai về đầu tư FDI vào Việt Nam với gần 407,1 triệu USD, chiếm 13,1% tổng vốn đầu tư.

Nhìn nhận về điều này, ông Neil MacGregor, Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam nhấn mạnh Đài Loan có một lịch sử đầu tư lâu dài tại Việt Nam suốt hơn 30 năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và bất động sản. 

Chuyên gia của Savills phân tích: Trong những năm đầu tiên Việt Nam áp dụng chính sách mở cửa với FDI, chi phí lao động thấp là động lực quan trọng giúp thu hút các nhà sản xuất lớn của Đài Loan trong lĩnh vực may mặc và giày dép gia nhập thị trường. 

“Ngày nay, khi các nhà đầu tư này tiếp tục mở rộng quy mô tại Việt Nam, chúng tôi cũng nhìn thấy dòng vốn mới từ các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ cao từ Đài Loan hay Ấn Độ. Thị trường bất động sản cũng ghi nhận nhiều dự án thành công được phát triển bởi các nhà đầu tư Đài Loan”, ông Neil MacGregor nói.

Ở thời điểm này, các nhà đầu tư thuộc nhóm ngành sản xuất, công nghiệp và quỹ đầu tư gia đình là những đơn vị thể hiện sự hứng thú đến thị trường Việt Nam ở nhiều lĩnh vực khác nhau, kéo theo sự quan tâm đặc biệt đến phân khúc bất động sản công nghiệp và thương mại. 

Đơn cử, giữa tháng 2 vừa qua, gã khổng lồ Foxconn đã đẩy mạnh chiến lược đa dạng hóa chuỗi sản xuất ngoài Trung Quốc thông qua việc thuê thêm một khu đất 45 ha với giá trị đầu tư 62,5 triệu USD để mở nhà máy tại Bắc Giang. Đây chính là những cơ hội cho ngành bất động sản công nghiệp Việt Nam.

Ông John Campbell, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận Dịch vụ Công nghiệp Savills Việt Nam nhấn mạnh Đài Loan đã đóng góp 215 triệu USD vốn FDI đăng ký mới vào ngành sản xuất tại Việt Nam trong năm 2022. Điều này cho thấy nhu cầu về các sản phẩm bất động sản công nghiệp của nhà đầu tư Đài Loan tại Việt Nam luôn ở mức cao. 

Nhận xét về nguồn cung đất công nghiệp tại Việt Nam hiện nay, ông cho biết đến nay, số khu công nghiệp thực tế đã công bố là 406, trong đó 361 dự án nằm ngoài khu kinh tế, 37 dự án thuộc các khu kinh tế và 8 dự án điện công nghiệp khác nằm trong khu kinh tế cửa khẩu. 

Mặc dù vài năm qua là giai đoạn nhiều thách thức, Việt Nam vẫn tiếp tục tiến lên trong chuỗi giá trị khi lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng mạnh bất chấp tình trạng suy thoái toàn cầu. Để đẩy mạnh quá trình chuyển đổi sang các ngành và dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn, Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng các dự án cơ sở hạ tầng. 

“Hơn nữa, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 (SEDS 2021 – 2030) của Chính phủ về giáo dục, đào tạo, nguồn nhân lực và đổi mới khoa học kỹ thuật là điều cần thiết để có một lực lượng lao động lành nghề, mạnh mẽ trong tương lai”, ông John Campbell nhận xét. 

Đọc thêm

Xem thêm