Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 22/09/2022

Nới room tín dụng, thị trường bất động sản có vực dậy vào cuối năm?

Các thông tin về nới room tín dụng đang tạo hiệu ứng tích cực với thị trường bất động sản (BĐS), tuy nhiên theo chuyên gia, rất khó để dự đoán thời điểm "sốt đất" quay trở lại hay không.

Tín hiệu tích cực

Thị trường BĐS thời gian qua rơi vào tình trạng trầm lắng và xuất hiện tình trạng bán dưới giá vốn trên thị trường thứ cấp ở một số dự án, nhà đầu tư áp lực tài chính.

Nới room tín dụng, thị trường bất động sản có vực dậy vào cuối năm? Nguồn: TL

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa tiến hành phân bổ nốt room tín dụng cho một số ngân hàng. Theo NHNN, việc nới room tín dụng nhằm thuận tiện cho việc triển khai thực hiện gói hỗ trợ lãi suất 2% cũng như đáp ứng nhu cầu vốn để thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sản xuất, kinh doanh. Việc phân bổ room tín dụng còn lại của năm nay sẽ có khoảng 457.000 tỷ đồng được phân bổ về cho các ngân hàng.

Theo ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, dòng tiền trục trặc làm ảnh hưởng đến các nhóm đối tượng quan trọng của thị trường BĐS. Cụ thể như nhà phát triển BĐS, hơn 30 ngành nghề liên quan và khách hàng có nhu cầu mua BĐS.

Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS, ông Đính cho rằng, cần có những quy định pháp luật để khơi thông nguồn vốn cho lĩnh vực kinh doanh BĐS, để các dự án được triển khai liền mạch, giảm sức ép lên thị trường, đưa mức giá BĐS nhà ở xuống mức dễ chịu hơn với những hộ gia đình có nhu cầu thực. Qua đó, giải quyết được nhu cầu cấp thiết về nhà ở cho người dân.

Theo nhiều chuyên gia, BĐS đang trở thành kênh đầu tư nhưng cũng là nơi đầu cơ của nhiều đối tượng. Tình trạng ôm đất bỏ hoang chờ tăng giá, tình trạng trao qua bán lại nhằm thổi giá, bong bóng BĐS, "sốt đất" cục bộ diễn ra ngày càng nhiều. Đây chính là những minh chứng rõ nhất cho sự phát triển quá "nóng" của thị trường này thời gian qua.

Dự báo diễn biến thị trường BĐS thời gian tới, các chuyên gia chỉ rõ, sự chuyển biến của thị trường chưa thể hiện rõ nét vào cuối năm nay, bởi tài chính của nhiều nhà đầu tư vẫn bị ảnh hưởng do dịch bệnh, sản xuất kinh doanh.

Nhà đầu tư vẫn rụt rè

Từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường BĐS rơi vào tình trạng trầm lắng, sau khi động thái kiểm soát chặt tín dụng BĐS của các ngân hàng. Theo đó, mấy tháng trở lại đây, thị trường BĐS giao dịch giảm, thanh khoản nhiều phân khúc tuột dốc. Nhiều nhà đầu tư phải bán cắt lỗ, xả hàng vì đuối vốn, không chịu nổi áp lực gồng lãi nhà băng.

Mặc dù NHNN đã thực hiện nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư BĐS vẫn e dè xuống tiền trong thời điểm này. Anh Nguyễn Minh Tuấn, nhà đầu tư BĐS tại Hà Nội cho biết, thực tế thời gian qua khi tín dụng bị kiểm soát chặt, không ít người đã chấp nhận cắt lỗ để thoát hàng. Đến nay việc nối lại room tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường nhưng nhà đầu tư này vẫn chưa dám xuống tiền ở thời điểm này.

“Có thể thấy, việc dòng tiền trở lại với thị trường sẽ là tín hiệu tốt, nhưng với 457.000 tỷ đồng được "bơm" ra mục đích chủ yếu là ưu tiên cho kinh doanh sản xuất nhằm hỗ trợ gói lãi suất 2%, không phải tất cả sẽ chảy vào BĐS. Dù bây giờ không khó để tìm BĐS cắt lỗ nhưng tôi vẫn chưa mua trong thời điểm này. Xem xét tình hình thị trường thời gian tới rồi sẽ tính tiếp”, anh Tuấn nói.

Anh Ngọc Nam, nhân viên một công ty môi giới BĐS tại Hà Nội cho biết, dù đã nới room tín dụng nhưng nhiều nhà đầu tư BĐS vẫn gọi tới nhờ anh bán đất. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường hiện nay vẫn chưa có nhiều tín hiệu khả quan, bởi các nhà đầu tư vẫn không sẵn sàng xuống tiền ở thời điểm này.

Thực tế, BĐS luôn có độ trễ nên việc nới lại room sẽ không giúp sôi động ngay lập tức mà cần theo dõi thêm. Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng đang có xu hướng tăng lên, nên thời điểm này không tốt cho việc dùng đòn bẩy đầu tư, chưa kể tới việc giải ngân hiện tại phải chờ đợi lâu.

Người môi giới này cho biết, một số nhà đầu tư có tiềm lực hiện nay vẫn đi mua gom đất. Tuy nhiên, giá phải thật rẻ thì họ mới xuống tiền. “Thực tế, mua BĐS trong thời gian này nhà đầu tư sẽ có nhiều lợi thế để thương thảo về giá và có thể lựa chọn được những BĐS có vị trí đẹp, còn tiềm năng tăng giá từ những người đang bị áp lực tài chính. Tuy nhiên, thị trường BĐS đang trong quãng nghỉ vì vậy nhà đầu tư phải cân nhắc tới việc huy động vốn để mua, tốt nhất là vốn tự có”, anh Nam cho hay.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Văn Đính cho rằng, việc nới room tín dụng cũng sẽ có những tác động tích cực tới thị trường BĐS. Tuy nhiên, con số này "không thấm tháp gì với thị trường BĐS".

"Cần đưa dòng vốn vào các dự án có tính chất có ích cho xã hội, phù hợp nhu cầu sử dụng khai thác kinh doanh. Với các dự án sắp hoàn thành thì phải tạo điều kiện tiếp tục hoạt động để tạo lợi ích cho cả doanh nghiệp, xã hội và nền kinh tế", ông Đính nói.

Ông Nguyễn Văn Đính cho rằng cùng với động thái nới room tín dụng của NHNN, thị trường BĐS đang được tháo các nút thắt lớn từ sau Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính Phủ về chủ trương không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, công khai minh bạch thông tin quy hoạch... Đây sẽ là 2 lực đẩy quan trọng cho thị trường bất động sản hồi phục và sôi động trở lại sau thời gian dài trầm lắng trong năm 2022.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm