Thị trường hàng hóa
Mới đây, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định nâng lãi suất thêm 0,75% để đối phó lạm phát tồi tệ nhất nhiều thập kỷ. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 2,25% - 2,5%. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 12/2018.
Đây là lần đầu tiên Fed nâng lãi ở mức này trong 2 lần liên tiếp. Động thái chưa từng có tiền lệ này cho thấy Fed quyết tâm mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lạm phát.
Thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng điểm ngay sau quyết định này. Cụ thể, đóng phiên giao dịch ngày 27/7, chỉ số tổng hợp S&P 500 đã tăng 1,5%. Chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 0,4% còn chỉ số công nghệ Nasdaq tăng 2,6%.
Theo ông Mike Wilson, Giám đốc chiến lược cổ phiếu Hoa Kỳ và Giám đốc đầu tư của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley, cổ phiếu hiện có tất cả các dấu hiệu phục hồi sau thời kỳ “thị trường gấu” (Hiện tượng chứng khoán rớt giá liên tục trong thời gian dài). Tuy nhiên, ông tin rằng sự phấn khích của Phố Wall trước ý tưởng của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dùng lãi suất để kiềm chế lạm phát sớm là có vấn đề.
Ông cho rằng biến động thị trường hiện này giống hệt như “một cái bẫy", bởi tín hiệu tích cực này sẽ thu hút nhà đầu tư nhưng có thể thị trường sẽ phục hồi cho đến khi Fed ngừng tăng lãi suất và một cuộc suy thoái sẽ bắt đầu xảy ra. Tại thị trường trái phiếu, các nhà đầu tư cũng đang ồ ạt mua lại trái phiếu trước hạn.
Chiến lược gia Wilson nhận định, các vấn đề cấp bách nhất hiện nay là ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tới lợi nhuận của các doanh nghiệp và Fed sẽ bắt đầu thắt chặt định lượng. Theo đó, cơ quan này sẽ ngừng tái đầu tư số tiền thu được từ trái phiếu, dẫn đến các điều kiện tài chính thậm chí còn thắt chặt hơn nữa.
Wilson dự báo S&P 500 có thể giảm xuống mức thấp nhất là 3.000 trong kịch bản suy thoái năm 2022, con số này giảm 4% so với mức tại thời điểm đóng cửa phiên giao dịch 27/7 và giảm hơn 20% so với mức cao nhất của chỉ số vào tháng 1. Ông cũng cảnh báo các nhà đầu tư rằng thị trường sẽ giảm thêm một bước nữa trước khi đạt được mục tiêu cuối năm.
Hiện tại, chỉ số S&P đang được giao dịch ở mức 4.023 điểm. Tuy nhiên, công ty của Wilson đang chuẩn bị các kịch bản khi S&P 500 giảm xuống dưới 3,636 điểm, cùng điểm số với mức thấp nhất trong vòng 52 tuần được thiết lập vào tháng trước.
Nhiều chuyên gia cho rằng mức sụt giảm vào tháng 6 sẽ là động thái cuối cùng của thị trường. Nhưng theo quan điểm của chiến lược gia công ty Morgan Stanley thì “thị trường gấu" sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới.
Do đó, điều quan trọng với các nhà đầu tư bây giờ là phải định khung được các khoản đầu tư về mọi mặt. Việc nhiều nhà đầu tư đang chấp nhận tất cả rủi ro ở để “nhặt” bất cứ điều gì còn lại trên chiếc bàn của chủ nghĩa tư bản thì Wilson không gọi đó là đầu tư.
Wilson chia sẻ rằng ông đầu tư theo quan điểm thận trọng, tức là ông ưu tiên những cổ phiếu “nhẹ cân” và phòng thủ các cổ phiếu ở các ngành chăm sóc sức khỏe, hàng hoá tiêu dùng và các tiện ích. Ông cũng nhận thấy lợi ích của việc nắm giữ thêm tiền mặt và không phủ nhận lợi nhuận từ trái phiếu mang lại vào lúc này.
Cùng quan điểm, nhiều chuyên gia tin rằng đã đến thời điểm thị trường chứng khoán Mỹ phục hồi sau đợt giảm mạnh của năm nay và sự khởi sắc này có thể chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Trong ngày 28/7, thị trường sẽ tập trung vào việc Mỹ công bố số liệu tăng trưởng quý II, điều này có thể cho thấy nền kinh tế Mỹ đang suy thoái về mặt kỹ thuật.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hầu hết cổ phiếu tăng điểm sau quyết định tăng lãi suất của Fed, tâm lý thị trường tiếp tục cải thiện, duy trì lạc quan ngắn hạn. Về dài hạn, nhà đầu tư có thể xem xét chọn lọc giải ngân mua tích lũy đối với những cổ phiếu có triển vọng tăng trưởng trong tương lai khi giá của những cổ phiếu này đã giảm về vùng giá hấp dẫn.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm