Thị trường hàng hóa
Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, trong 10 tháng đầu năm 2023, đã có 1.067 doanh nghiệp bất động sản tại Việt Nam phải giải thể, gia tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước.
Mặc dù có sự tăng trưởng mạnh mẽ trong việc thành lập doanh nghiệp mới với tổng cộng 183.600 doanh nghiệp được thành lập hoặc hoạt động lại trong 10 tháng này, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm trước, nhưng lĩnh vực bất động sản lại ghi nhận một con số đáng lo ngại.
Theo khu vực kinh tế, 10 tháng năm nay có 1.427 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; 31.300 doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng; hơn 99.000 doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ. Trong khi đó, số doanh nghiệp bất động sản thành lập mới đạt 3.850, giảm 50,2% so với cùng kỳ.
Tình hình này không chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản mà còn có tác động tiêu cực đối với nguồn việc làm và người lao động.
Trong chương trình Kỳ họp thứ 6, sáng 31/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi). Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga – Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển trong bối cảnh thị trường bất động sản nhiều khó khăn. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, đối với Điều 23, cần quy định theo phương án cho phép chủ đầu tư dự án bất động sản chỉ được thu tiền đặt cọc theo thỏa thuận với khách khi dự án có thiết kế cơ sở và được cơ quan nhà nước thẩm định, chủ đầu tư có một trong các giấy tờ về quyền sử dụng đất. Đại biểu cho rằng quy định như vậy sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp, chủ đầu tư phát triển hơn, đặc biệt trong bối cảnh các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đang gặp nhiều khó khăn.
Việc đầu tư dự án cần kinh phí không nhỏ, cho phép chủ đầu tư thu tiền đặt cọc sớm sẽ giúp chủ đầu tư phần nào có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, góp phần gia tăng cơ hội, thu hút các khách hàng tiềm năng.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm