Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:20 11/03/2023

Hàng tồn kho bất động sản liên tục tăng, phân khúc nghỉ dưỡng chiết khấu 40% vẫn khó bán

Do thanh khoản hạn chế và sự sụt giảm chung của thị trường, sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng vẫn thoi thóp dù nhiều chủ đầu tư đã chấp nhận giảm giá chưa từng có.

Bất động sản nghỉ dưỡng “đóng băng”

Theo thống kê mới đây của DKRA Group, loại hình biệt thự nghỉ dưỡng chỉ có 3 sản phẩm mới ra thị trường trong 2 tháng đầu năm (giảm tới 99,2% so với cùng kỳ), chỉ có 1 giao dịch của dòng sản phẩm này phát sinh. Lượng giao dịch được ghi nhận mức thấp nhất trong 10 năm qua, nhiều dự án trong phân khúc này đã phải dời thời gian triển khai bán hàng.

Báo cáo cũng cho thấy, các dự án sơ cấp lẫn dự án mới đều có tình hình bán chậm. Mức giá bán sơ cấp không biến động nhiều so với tháng trước. Những chính sách như hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc,… vẫn tiếp tục được nhiều chủ đầu tư áp dụng để hỗ trợ khách hàng.

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn đang "đóng băng"

Ở loại hình nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng cũng không ghi nhận có giao dịch phát sinh trong hai tháng đầu năm. DKRA đánh giá, nguồn cung của phân khúc này được ghi nhận thấp nhất từ trước đến nay. Nguyên nhân xuất phát từ khó khăn chung của thị trường khiến các chủ đầu tư liên tục lùi thời gian triển khai bán hàng.

Qua thống kê cho thấy, thanh khoản thị trường trong thời gian qua rất thấp, gần như rơi vào trạng thái ngủ đông. Một số nhà đầu tư đã phải đưa ra chính sách chiết khấu lên tới 30-40% nhằm kích cầu thị trường.  Dự kiến trong tháng tiếp theo, nguồn cung cũng như cầu sẽ tăng nhẹ, chủ yếu tập trung vào các dự án có pháp lý hoàn thiện, do các chủ đầu tư uy tín, tài chính mạnh phát triển.

Còn về dòng sản phẩm Condotel, theo thống kê của DKRA, trong 2 tháng đầu năm không ghi nhận dự án mở bán mới. Dù vào đầu năm 2022 đã có những tín hiệu hồi phục tích cực, nhưng do áp lực về lãi suất, nguồn vốn tín dụng cũng như lạm phát đã khiến nhiều chủ đầu tư có tâm lý thận trọng khi đưa sản phẩm ra thị trường

DKRA nhận định trong tháng tới nguồn cung và sức cầu thị trường tăng nhẹ so với 2 tháng đầu năm, tuy nhiên mức tăng không đáng kể và tập trung chủ yếu tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu và Quảng Ninh.

Lượng hàng tồn kho liên tục gia tăng

Báo cáo của DKRA Group cho thấy lượng hàng tồn kho bất động sản đã liên tục gia tăng trong nhiều năm, kể từ 2019 với mức 223.474 tỷ đồng (tăng 38% so với năm 2018) cho tới mốc gần 272.210 tỷ đồng vào cuối năm 2022.

Lượng hàng tốn kho này ghi nhận chủ yếu ở phân khúc căn hộ trung, cao cấp, căn hộ du lịch, nhà tái định cư… được đầu tư xây dựng tại các vị trí xa trung tâm, thiếu đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội.

Lượng hàng tồn kho bất động sản liên tục tăng

Với tình hình sức cầu thị trường sụt giảm, thanh khoản yếu ớt như hiện nay, DKRA dự báo lượng tồn kho bất động sản sẽ còn tiếp tục gia tăng và khó có những đột biến trong ngắn hạn. Nguyên nhân được chỉ ra là do những thách thức về nguồn vốn, tác động xấu từ thị trường trái phiếu hay các rào cản pháp lý còn chưa được tháo gỡ hết khiến nhiều dự án không thể triển khai, thanh khoản liên tục sụt giảm…

Cũng trong 2 tháng đầu năm 2023, số lượng doanh nghiệp bất động sản xin tạm ngừng hoạt động tăng hơn 57% so với cùng kỳ, trong đó số doanh nghiệp giải thể cũng ghi nhận mức tăng 20% so với cùng kỳ. Để đối phó với khủng hoảng, nhiều doanh nghiệp đã phải cắt giảm lương, nhân sự để duy trì hoạt động. Nhiều doanh nghiệp chỉ duy trì khoảng 25-30% nhân sự so với cùng kỳ.

DKRA Group nhận định, các doanh nghiệp bất động sản muốn tồn tại giữa bối cảnh khó khăn như hiện nay cần thực hiện tái cấu trúc danh mục đầu tư, tập trung hóa nguồn lực cũng như định vị lại phân khúc thị trường. Đồng thời, sau khi Nghị Định 08 được Chính phủ ban hành, các doanh nghiệp có thể đàm phán với trái chủ để thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng những tài sản khác. Đây được xem là tiền đề góp phần tạo tín hiệu tích cực cho doanh nghiệp bất động sản nói riêng và thị trường nói chung trong thời gian tới.

Trước đó theo báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong năm 2022, dù có nhiều khó khăn nhưng thị trường bất động sản vẫn ghi nhận những sự phục hồi với tổng lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công trong năm 2022 là 150.268 giao dịch, nguồn cung bất động sản đạt 63.405 căn hộ đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai đưa vào giao dịch trên phạm vi cả nước.

Đọc thêm

Xem thêm