Thị trường hàng hóa
VARS dẫn chứng, số lượng nhà ở xã hội đăng ký tại mục tiêu phát triển nhà ở năm 2024 của 2 thành phố này vẫn rất thấp so với nhu cầu thực tế.
Từ giữa quý I năm 2024, tại Hội nghị triển khai Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất một triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030", Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chỉ ra rằng, năm 2024, Hà Nội chỉ đăng ký khoảng 1.181 căn, TP.HCM hơn 3.700 căn.
Trong khi đó, dữ liệu nghiên cứu của VARS cho thấy, trung bình mỗi năm, Hà Nội và TP.HCM thiếu trên 50.000 đơn vị nhà ở.
Như vậy, dù ngay cả khi kế hoạch phát triển của hai thành phố được thực thi tối đa thì nguồn cung nhà ở xã hội vẫn không thể áp ứng ược nhu cầu cấp thiết về nhà ở của 2 đô thị đặc biệt này.
Để phát triển phân khúc nhà ở xã hội, nhất là tại 2 đô thị đặc biệt, ngoài việc sớm thông qua Gói tín dụng 140 nghìn đã điều chỉnh theo hướng thực sự ưu đãi hơn, cơ quan quản lý Nhà nước cần giám sát chặt chẽ, đảm bảo chuẩn bị đầy đủ điều kiện để thi hành các quy định mới.
Cụ thể là Luật Nhà ở 2023 và Nghị định Nghị định số 100/2024/N-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển và quản lý nhà ở xã hội cùng đồng thời có hiệu lực từ ngày 1/8.
Đây là hành lang pháp lý động bộ, tạo thuận lợi cho việc tiếp tục thúc đẩy hoàn thiện các dự án nhà ở xã hội đã khởi công tại các thành phố có nhu cầu về nhà ở lớn như Hà Nội, TP.HCM.
Đồng thời, để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu chính sách, tránh lợi dụng chính sách, tiêu cực, cần công khai, minh bạch việc mua, bán nhà ở xã hội; giám sát chặt chẽ, đảm bảo đúng đối tượng mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm