Thị trường hàng hóa
Google lên kế hoạch chấp nhận sử dụng các dịch vụ thanh toán của bên thứ ba cho ứng dụng di động trên Play Store ở hầu hết các quốc gia lớn như Nhật Bản và Ấn Độ, trừ nước Mỹ. Động thái này đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc xung đột của Google với các nhà chức trách nước ngoài, những người đã kêu gọi mở cửa hệ thống thanh toán để thúc đẩy cạnh tranh công bằng.
Các nhà phát triển ứng dụng chỉ có thể sử dụng hệ thống thanh toán của Google khi phân phối ứng dụng của họ trên cửa hàng Google Play. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cho việc thanh toán thông qua bên thứ ba, Google sẽ giới thiệu một "chương trình thử nghiệm" cho phép các nhà phát triển chọn thẻ tín dụng hoặc các phương thức thanh toán khác.
Các thị trường lớn như Úc và Indonesia cũng được bao gồm trong chương trình và các nhà phát triển phần mềm hiện đã có thể đăng ký tham gia chương trình. Hiện tại, việc thử nghiệm sẽ được giới hạn cho các ứng dụng không phải là trò chơi. Tuy nhiên, Google cũng có kế hoạch cho phép các nhà lập trình game tham gia nếu đáp ứng một số điều kiện nhất định.
Gã khổng lồ công nghệ trước đây đã thu 15% doanh thu từ hầu hết các nhà phát triển. Mức phí này sẽ được giảm xuống 11% trong tương lai, ngay cả khi hệ thống thanh toán bên ngoài được sử dụng. Các nhà phát triển đang trả phí mức 30% sẽ được giảm xuống còn 26%.
Google bắt đầu cung cấp cửa hàng ứng dụng Google Play của riêng mình vào năm 2008. Các nhà phát triển ứng dụng được yêu cầu phải sử dụng hệ thống thanh toán của Google quy định. Tuy nhiên, khi thị trường ứng dụng ngày càng mở rộng, một số nhà phát triển phản đối rằng phí quá cao. Các nhà chức trách ở nhiều khu vực khác nhau cũng theo đó gây áp lực để mở cửa hệ thống thanh toán cho các bên thứ ba.
Tập đoàn công nghệ này đã thông báo vào tháng 11 năm ngoái rằng họ sẽ chấp nhận các dịch vụ thanh toán của bên thứ ba ở Hàn Quốc và cũng bắt đầu cho phép chúng ở châu Âu từ tháng 7 này, sau khi một số luật yêu cầu mở quyền truy cập cho hệ thống thanh toán bên ngoài được thực thi. Để tính toán về các hình thức thanh toán khả dụng, Google đã hợp tác với Spotify của Thụy Điển để giới thiệu một chương trình thử nghiệm cho phép người dùng trên khắp thế giới lựa chọn từ nhiều hệ thống thanh toán.
Phản ứng của Apple - đối thủ cạnh tranh trực tiếp trên thị trường phân phối ứng dụng toàn cầu, cũng sẽ là một tiêu điểm. Apple đã cho phép các dịch vụ thanh toán của bên thứ ba trên các ứng dụng của iPhone ở Hàn Quốc vào tháng 6, để tuân thủ điều luật mới trong đó cấm sử dụng một hệ thống thanh toán duy nhất. Tập đoàn này cũng đã cho phép các ứng dụng đọc sách điện tử và các ứng dụng khác được dẫn các liên kết để thực hiện thanh toán trên các trang web bên ngoài, theo một cách thận trọng.
Apple đã dừng dịch vụ phân phối ứng dụng của các công ty bên ngoài cho iPhone và các thiết bị khác. Đây cũng là điều mà các nhà chức trách ở một số nước đánh giá là vấn đề cần giải quyết cùng với hệ thống thanh toán.
Đạo luật thị trường kỹ thuật số hiện đang có hiệu lực ở châu Âu và các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp tục ở Mỹ cho dự luật mở các dịch vụ phân phối ra bên ngoài. Apple hiện vẫn từ chối mở cửa cho bên thứ ba, với lý do bảo mật cho người tiêu dùng và một số lý do khác.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm