Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 19/04/2023

Giám đốc Relex: Đây là thời điểm rất hấp dẫn để tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam

Chỉ ra chuỗi cung ứng toàn cầu liên tục gặp thách thức thời gian qua, ông Onni Rautio, Giám đốc Kinh doanh của Relex Solutions khu vực châu Á Thái Bình Dương - đơn vị trong lĩnh vực quản trị chuỗi cung ứng toàn cầu, vẫn đánh giá cao những triển vọng trong tương lai của thị trường bán lẻ Việt Nam.

+ Xin ông hãy nhận định về thị trường bán lẻ Việt Nam ở giai đoạn hiện tại?

- Ông Onni Rautio: Tôi nghĩ thời điểm hiện tại rất hấp dẫn để tham gia vào thị trường bán lẻ của Việt Nam. Bởi, Việt Nam là một trong những thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở khu vực Châu Á. Các xu hướng chính có thể quan sát được ở thị trường Việt Nam là đô thị hoá nhanh chóng; thu nhập tăng nhanh, đặc biệt ở giai cấp trung lưu. Khi thu nhập của giai cấp trung lưu gia tăng sẽ kéo theo sức mua của thị trường tăng trưởng.

 

Ông Onni Rautio, Giám đốc Kinh doanh của Relex Solutions khu vực châu Á Thái Bình Dương - Nguồn: NVCC

Một điểm quan trọng khác là Việt Nam thu hút đầu tư rất tốt. Một số dự báo chỉ ra, chỉ trong vài năm tới, thị trường bán lẻ của Việt Nam sẽ đạt đến quy mô 100 tỷ đô la Mỹ.

Song, dù dự báo tăng trưởng đến quy mô lớn, nhưng về cơ bản thị trường bán lẻ ở Việt Nam vẫn còn đang phân tán. Đã có nhiều tên tuổi lớn vào thị trường Việt Nam, nhưng cũng có vô số cửa hàng bán lẻ, kinh doanh hộ gia đình.

Trong những năm tới đây, xu hướng chung là tập trung hoá. Nghĩa là sẽ xuất hiện các tên tuổi lớn, chủ đạo chi phối thị trường và xuất hiện ở nhiều nơi với mức độ bao phủ rộng hơn. Xu hướng này sẽ mở ra cơ hội cho các tên tuổi lớn về bán lẻ tham gia vào thị trường Việt Nam, đồng thời là cơ hội để những tên tuổi có sẵn lớn mạnh hơn.

Bên cạnh đó, người dân nói chung và giới trẻ ngày nay mua sắm trực tuyến rất nhiều. Tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử của Việt Nam đang cao nhất khu vực Đông Nam Á.

+ Đối diện với nhiều thách thức, theo ông, ngành bán lẻ Việt Nam cần có những sự chuẩn bị gì để thích ứng và chuyển mình?

- Ông Onni Rautio: Thời gian qua, chuỗi cung ứng toàn cầu liên tục gặp thách thức. Trước đó là những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc khiến việc lưu chuyển hàng hóa bị đình trệ. Dịch Covid-19 diễn ra, các nước đóng cửa biên giới khiến cho chuỗi cung ứng bị đứt gãy trên diện rộng. Dịch bệnh vừa kết thúc thì chiến tranh Nga - Ukraine nổ ra, tiếp tục khiến cho hàng hoá trở nên khan hiếm hơn do, chi phí vận chuyển cũng tăng vọt.

Tất cả doanh nghiệp đều phải giải bài toán về tối ưu hoá chi phí vận hành, tinh gọn nhất về bộ máy. Song, bài toán này khá nan giải, bởi hiện nay đang xuất hiện lạm phát. Khi có lạm phát, chi phí giá vốn của các nhà sản xuất tăng lên, dẫn đến chi phí mua hàng vào của các nhà bán lẻ cũng tăng.

Bên cạnh đó, hành vi mua hàng của khách hàng thay đổi, đòi hỏi phải điều chỉnh chuỗi cung ứng. Nhà bán lẻ cũng cần đẩy mạnh đa kênh bán hàng vì hiện nay kênh thương mại điện tử phát triển rất mạnh mẽ.

Chúng ta còn nhìn thấy sự dịch chuyển về hành vi của người tiêu dùng, họ đang có xu hướng chuyển từ các hàng hoá sử dụng trước đây sang các mặt hàng thay thế rẻ hơn. Điều này đòi hỏi các nhà bán lẻ cần đưa ra mức chiết khấu phù hợp hơn cho người mua. Đồng thời, người mua hàng cũng chuyển dần việc tiêu tiền cho các thương hiệu tên tuổi sang hàng nhãn riêng của các hãng bán lẻ.

Hiện nay, kể cả ở cấp độ toàn thế giới, các nhà bán lẻ lớn khi mở rộng và chuyển sang kênh mới cũng rất khó có lợi nhuận nếu quản lý theo cách cũ. Trước khi nói đến chuyện mở rộng sang các kênh mới hoành tráng, hiện đại thì phải bắt đầu từ việc xây dựng một nền tảng công nghệ mạnh mẽ. Nếu không có nền tảng về công nghệ để quản lý, dự báo về cung cầu… thì càng làm thêm nhiều thứ mới thì chuỗi cung ứng sẽ ngày càng phức tạp, càng khó làm, càng nhiều vấn đề.  

Một xu hướng không thể bỏ qua nữa chính là phát triển bền vững, đây là xu hướng đang ảnh hưởng đến tất cả các ngành. Đặc biệt, đối với các mặt hàng tươi sống, từ khâu mua hàng, quản lý hàng tồn kho… nếu kiểm soát không tốt sẽ tạo ra lượng hàng hư hỏng cực lớn. Đây là sự hao phí về tài nguyên, tổn thất cho doanh nghiệp, tạo ra tác động rất xấu đến môi trường.

 

Phát triển bền vững là một trong những xu hướng ảnh hưởng đến ngành bán lẻ ở giai đoạn hiện tại

Vì vậy, các nhà bán lẻ càng làm lớn, càng quan tâm đến vấn đề phát triển bền vững thì sẽ rất cần đến nền tảng công nghệ để quản lý chuỗi cung ứng, tính toán hợp lý về sản phẩm, thời gian, địa điểm… nhằm tối ưu hoá lợi nhuận cho doanh nghiệp và giảm lãng phí, tác động xấu đến môi trường.

+ Vậy, liệu quản lý chuỗi cung ứng tốt có phải là chìa khoá tối ưu nhất để giải quyết các vấn đề hiện nay của các chuỗi bán lẻ, thưa ông?

- Ông Onni Rautio: Không thể nói quản lý chuỗi cung ứng tốt là chìa khoá vạn năng để giải quyết tất cả các vấn đề của nhà bán lẻ hay thị trường bán lẻ. Tuy nhiên, đây là một trong những chìa khoá, giải pháp cơ bản của ngành bán lẻ.

Thực ra, biên lợi nhuận của bán lẻ có thể không cao, vì vậy tối ưu hoá, tăng hiệu quả vận hành là mấu chốt. Càng vận hành tinh gọn, tối ưu hoá thì chi phí vận hành giảm, dẫn đến lợi nhuận tăng và nhà bán lẻ có thể làm ăn lâu dài hơn.

Đôi lúc chỉ cần những sai sót nho nhỏ trong vận hành bán lẻ đã có thể tạo ra tác động rất lớn ở quy mô của chuỗi, làm mỏng đi biên lợi nhuận của nhà bán lẻ. Nếu muốn có lợi nhuận, thành công trong ngành bán lẻ, phải quản lý chuỗi cung ứng tốt.

Trên thực tế, trong những năm gần đây, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đã mạnh dạn đầu tư vào các nền tảng công nghệ, và công nghệ cũng đã trở thành yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tiêu biểu là công nghệ máy học (machine learning) và trí tuệ nhân tạo (AI), có thể cung cấp dữ liệu khách quan với độ chính xác cao để giảm thiểu tác động của gián đoạn thị trường đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Xin ông hãy đánh giá về tiềm năng của các ngành hàng ở giai đoạn hiện tại và tương lai?

- Ông Onni Rautio: Đầu tiên là ngành thực phẩm, đặc biệt là sự gia tăng về kích thước quy mô thị trường cũng như tầm quan trọng của thực phẩm chế biến sẵn hoặc đã sơ chế để sử dụng ngay.

 

Nhiều người vẫn giữ thói quen mua hàng trực tiếp

Ngoài ra, do xu hướng chủ đạo trên thế giới hiện nay là phát triển bền vững nên sẽ có nhu cầu rất rõ về định hướng của người tiêu dùng là muốn sử dụng và ủng hộ cho các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, tại địa phương theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường.

Cùng với đó, mua sắm tiện lợi, đúng mặt hàng, địa điểm, tốc độ nhanh chóng cũng vẫn sẽ là xu hướng lớn.

Như chúng ta đã thấy tình hình kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng đang phát triển chậm lại, nhưng đây chỉ là trong ngắn hạn. Về dài hạn, triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn được đánh giá tốt, thu nhập tăng lên dẫn đến sức mua tăng lên. Từ đó sẽ dẫn đến xu hướng chuyển dịch sang các sản phẩm cao cấp hơn.

Thị trường hiện nay thay đổi rất nhanh, các nhà bán lẻ muốn bắt kịp thị trường đòi hỏi phải theo dõi, hiểu được những biến động, hành vi trên thị trường, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng để thích ứng nhanh chóng khi thị trường thay đổi, đảo chiều.

+ Xin cảm ơn những chia sẻ của ông!

Đọc thêm

Xem thêm