Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, sau nhiều đợt giảm giá liên tục, giá heo hơi hôm nay đi ngang và dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg. Trong đó, mức giá cao nhất khu vực 62.000 đồng/kg được ghi nhận tại Bắc Giang, Hưng Yên và Thái Bình.
Thấp hơn một giá, tại Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình đang được thương lái thu mua heo hơi ở mức 61.000 đồng/kg. Còn tại Thái Nguyên, giá heo hơi đang neo tại mức thấp nhất khu vực là 59.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay ghi nhận giảm nhẹ tại một vài địa phương và dao động trong khoảng 56.000 - 61.000 đồng/kg. Cụ thể, cùng giảm 1.000 đồng/kg, tại Nghệ An và Thừa Thiên Huế hiện thương lái thu mua heo hơi với giá 60.000 đồng/kg, ngang bằng Bình Định.
Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Lâm Đồng và Ninh Thuận đang thu mua heo hơi ở mức 59.000 đồng/kg. Các tỉnh Đắk Lắk, Bình Thuận hiện đang ở mức 56.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. Mức giá cao nhất khu vực 61.000 đồng/kg được ghi nhận tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Khánh Hòa.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Trung – Tây Nguyên, tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay điều chỉnh giảm 1.000 đồng/kg tại một vài tỉnh thành và dao động trong khoảng 57.000 - 63.000 đồng/kg. Cụ thể, Vĩnh Long giảm 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện thu mua heo hơi tại mức 59.000 đồng/kg. Các địa phương khác không ghi nhận sự biến động về giá, trong đó, Bình Phước, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Tháp và Cần Thơ đang giao dịch chung mức 58.000 đồng/kg. Long An là địa phương giữ giá heo hơi cao nhất khu vực, đạt ngưỡng 63.000 đồng/kg.
Bảng giá heo hơi hôm nay 24/9 tại các địa phương có sự điều chỉnh
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu nhóm hàng thức ăn gia súc và nguyên liệu về Việt Nam tháng 8/2022 tăng trở lại sau 2 tháng giảm liên tiếp, tháng 8/2022 tăng 24,4% so với tháng 7/2022 và tăng 44,3% so với tháng 8/2021, đạt 573,32 triệu USD.
Tính chung trong 8 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu nhóm hàng này đạt trên 3,65 tỷ USD, tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2021. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu nhiều nhất từ thị trường Achentina, chiếm 29,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt trên 1,09 tỷ USD, giảm 4,7% so với cùng kỳ năm 2021. Đứng thứ 2 là thị trường Brazil chiếm tỷ trọng 21%, đạt gần 766,74 triệu USD, tăng mạnh 96% so với cùng kỳ.
Tiếp đến thị trường Hoa Kỳ, 8 tháng đầu năm 2022 nhập khẩu từ thị trường này giảm 18,5% so với cùng kỳ năm 2021; đạt 451,39 triệu USD, chiếm 12,4% trong tổng kim ngạch. Nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu từ thị trường EU trong 8 tháng đầu năm 2022 tăng 15,5% so với 8 tháng đầu năm 2021, đạt 315,5 triệu USD. Nhập từ thị trường Đông Nam Á tăng 3,2%, đạt 252,08 triệu USD.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm