Thị trường hàng hóa
Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ 1.000 - 2.000 đồng/kg và dao động trong khoảng 65.000 - 70.000 đồng/kg. Cụ thể, tại cùng tăng lên mức 70.000 đồng/kg, giá heo hơi hôm nay tại Thái Bình tăng 1.000 đồng/kg còn tại Hà Nội tăng 2.000 đồng/kg so với ngày trước đó. Mức giá 70.000 đồng/kg còn được ghi nhận tại Hưng Yên. Hà Nam là địa phương có giá heo hơi thấp nhất khu vực khi neo tại mức 65.000 đồng/kg. Nhiều tỉnh thành còn lại tiếp tục giao dịch trong khoảng 66.000 - 68.000 đồng/kg.
Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, giá heo hơi hôm nay đồng loạt đứng yên tại hầu hết tỉnh thành và dao động trong khoảng 60.000 - 68.000 đồng/kg. Cụ thể, Quảng Ngãi tiếp tục là địa phương dẫn đầu toàn khu vực với giá thu mua đạt mốc 68.000 đồng/kg. Theo sát phía sau là Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa khi neo tại mốc 67.000 đồng/kg. Bình Thuận đang neo tại mốc 60.000 đồng/kg. Đây cũng là mức giá giao dịch thấp nhất khu vực tính tới thời điểm hiện tại.
Cùng chung xu hướng thị trường với khu vực miền Bắc, tại khu vực miền Nam, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác so với ngày hôm qua và dao động trong khoảng 60.000 - 70.000 đồng/kg. Theo đó, tại Vũng Tàu, giá heo hơi hôm nay tăng 1.000 đồng/kg lên mức 62.000 đồng/kg. Mức giá này cũng được ghi nhận tại Trà Vinh. Cùng ghi nhận mức tăng cao 2.000 đồng/kg, thương lái hai tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng đang thu mua heo hơi với giá là 63.000 đồng/kg và 65.000 đồng/kg. Các tỉnh còn lại không ghi nhận biến động mới trong ngày ngày hôm nay. Trong đó, mức giá heo hơi cao nhất khu vực 70.000 đồng/kg được ghi nhận tại Cà Mau.
Do sự chênh lệch về giá lợn hơi và sản phẩm từ lợn giữa Việt Nam và các nước láng giềng đã dẫn đến việc buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới, mới đây, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế có văn bản yêu cầu các đơn vị đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn trái phép.
Theo đó, đảm bảo không để xảy ra tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, sản phẩm động vật; đặc biệt ngăn chặn vận chuyển lợn, sản phẩm từ lợn ra, vào địa phương qua các đường mòn, lối mở… với Lào. Khi phát hiện, bắt được các lô hàng lợn, sản phẩm từ lợn vận chuyển bất hợp pháp sẽ xử lý nghiêm, tiêu hủy theo quy định.
Tại thời điểm này, đàn lợn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế ước khoảng 155 ngàn con, tăng 6.600 con, tương ứng tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng từ đầu năm đến nay đã kiểm dịch xuất hơn 7.500 con lợn giống, 31 ngàn con lợn thịt; kiểm tra, giám sát việc nhập gần 152 ngàn con lợn thịt và 700 tấn sản phẩm động vật đông lạnh hợp pháp.
Cùng với Thừa Thiên Huế, mới đây, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cũng đã có văn bản đề nghị các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh triển khai đồng bộ các biện pháp ngăn chặn hoạt động vận chuyển heo và sản phẩm từ heo trái phép. Đồng thời, xử lý nghiêm những trường hợp nhập lậu, buôn bán heo, thịt heo không rõ nguồn gốc tại các địa phương.... Các nội dung triển khai của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhằm quản lý chặt chẽ việc vận chuyển heo không rõ nguồn gốc; phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm theo yêu cầu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và UBND tỉnh.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm