Thị trường hàng hóa
Dù giai đoạn cuối năm 2023, thị trường BĐS có những dấu hiệu khởi sắc, tuy nhiên nhìn chung hoạt động của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực BĐS vẫn đang có nhiều khó khăn, thách thức. Trước hoàn cảnh này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS.
Bộ Xây dựng mong muốn các doanh nghiệp cần chủ động đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư, ngoài tín dụng ngân hàng còn có phát hành trái phiếu, cổ phiếu, quỹ đầu tư, thuê tài chính; huy động vốn gắn với mục đích sử dụng vốn cụ thể; giảm đòn bẩy tài chính, hạn chế đầu tư dàn trải.
Về hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp cần tập trung hoàn thành các dự án đang dang dở, nhất là các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở phân khúc giá rẻ để tăng tính thanh khoản; đảm bảo chất lượng sản phẩm khi trao đến tay khách hàng phải đảm bảo về tính pháp lý; đảm bảo chất lượng về thiết kế, công năng; bố trí đầy đủ về hạ tầng xã hội...
Về giá thành sản phẩm bất động sản, Bộ Xây dựng khuyến nghị các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp tiết kiệm, giảm chi phí để giảm giá thành sản phẩm, cơ cấu sản phẩm theo nhu cầu thực tế của người dân, vừa túi tiền.
Bên cạnh đó, thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước linh hoạt hơn trong chính sách tiền tệ, xem xét thực hiện chính sách hoãn nợ, giãn nợ, giảm lãi suất để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; chỉ đạo triển khai gói tín dụng khoảng 120.000 tỷ đồng để cho chủ đầu tư và người mua nhà của các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay với lãi suất thấp…
Về triển khai thực hiện gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay nhà ở xã hội, theo Bộ Xây dựng, đã có 27 tỉnh công bố danh mục 63 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đủ điều kiện vay ưu đãi từ gói tín dụng 120.000 tỷ đồng, nhu cầu vay vốn khoảng 27.966 tỷ đồng. Đến nay, một số dự án nhà ở xã hội trên cả nước đã được giải ngân 179,5 tỷ đồng.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm