Thị trường hàng hóa
Kể từ khi giảm sâu hồi tháng 3, thị trường chứng khoán toàn cầu đã tăng 11% và các chiến lược gia tại ngân hàng đầu tư JP Morgan nhận định xu hướng phục hồi này sẽ tiếp tục diễn ra tới hết năm nay. Nhóm chiến lược gia JP Morgan dẫn đầu bởi ông Mislav Matejka tỏ ra lạc quan kể cả khi có nhiều dự báo rằng chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) nhiều khả năng sẽ giảm và giới nhà phân tích đã hạ dự báo về lợi nhuận trên một cổ phiếu (EPS) của các doanh nghiệp.
Theo JP Morgan, định giá cổ phiếu trên thế giới đang rất hấp dẫn, nhất là ở các thị trường ngoài Mỹ. Tại các thị trường này, giá cổ phiếu đang giao dịch ở mức 12,6 lần so với lợi nhuận dự báo, thấp hơn 20% so với bình quân lịch sử. Tại Nhật Bản, khu vực đồng tiền chung Euro (Eurozone) và Vương quốc Anh, tỷ lệ cổ tức trừ đi lợi suất trái phiếu vẫn ở mức cao hơn bình quân.
Nhóm chiến lược gia này cho rằng, trên thực tế tin tức tốt lại có tác động tiêu cực, bởi vì điều này sẽ dẫn tới sự xoay chiều chính sách. Nhưng Mislav Matejka tin rằng, tỷ suất lợi nhuận đối với thị trường chứng khoán vào cuối năm nay sẽ không quá tệ.
Trên thực tế, thị trường đã bước vào một giai đoạn mà những dữ liệu xấu lại được coi là tích cực, là cơ sở để Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp tục lộ trình chính sách trước đó của mình. Bên cạnh đó, đà chậm lại của nền kinh tế cũng không quá nghiêm trọng như nhiều nhà đầu tư đang lo ngại.
Matejka liệt kê 10 luận điểm giúp ông củng cố nhận định của mình bao gồm: định giá thị trường tương đối hấp dẫn (trên cả phương diện tuyệt đối hoặc khi được so sánh với các loại hình đầu tư thu nhập cố định); nhà đầu tư tổ chức đang gia tăng lượng tiền mặt và trong tâm thế sẵn sàng đầu tư; niềm tin nhà đầu tư đã quá tiêu cực (thường được coi là chỉ dấu tích cực đối với thị trường chứng khoán); quan điểm thắt chặt của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã đạt đỉnh.
Đồng thời, đồng USD cũng đã đạt đỉnh trong năm nay; nền kinh tế đang chậm lại nhưng vẫn chưa xuất hiện dấu hiệu của một cuộc suy thoái nghiêm trọng; nhóm người tiêu dùng có thu nhập vẫn tương đối hùng hậu; dự báo lợi nhuận của chứng khoán Mỹ không giảm mạnh; khoản tiền tiết kiệm trong đại dịch tiếp tục giúp người tiêu dùng tự tin chi tiêu dù đối diện với lạm phát; kinh tế toàn cầu sẽ không rơi vào tình trạng suy thoái đồng bộ.
Tuy nhiên, quan điểm của Matejka trái ngược với một số chiến lược gia uy tín khác của phố Wall. Theo Mike Wilson, Giám đốc đầu tư của Morgan Stanley, điều kiện thị trường nói chung, từ tăng trưởng lợi nhuận chậm lại cho tới quá trình tăng lãi suất của Fed nhằm sớm kiểm soát lạm phát, có thể đưa cho chỉ số S&P 500 quay trở lại mức đáy từng ghi nhận trong tháng 6.
Điều đó đồng nghĩa với việc S&P 500 có thể giảm ít nhất 8% so với giai đoạn hiện tại. Wilson khuyến nghị khách hàng chuyển hướng sang các lĩnh vực phòng thủ trên thị trường đồng thời ủng hộ việc nắm giữ nhiều tiền mặt hơn ở thời điểm hiện tại.
Nếu như hiện tượng bán tháo tiếp tục xảy ra, nhà đầu tư có thể chứng kiến một giai đoạn thị trường “bò” mới vào năm 2023. Hay tại Goldman Sachs, Chiến lược gia David Kostin hạ triển vọng lợi nhuận đối thị trường trong năm 2023.
Ông dự báo EPS trong năm sau đối với chỉ số S&P 500 chỉ tăng 3%, bằng một nửa so với trước đó đồng thời thấp hơn dự báo tăng 7% của giới chuyên gia. Quan điểm này dựa trên nhận định áp lực chi phí đầu vào tiếp tục đè nặng lên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm