Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:52 23/04/2023

Chủ khách sạn tháo chạy khỏi Đà Nẵng, cơ hội cho người mua lại?

Làn sóng bán tháo khách sạn tại Đà Nẵng vẫn tiếp diễn, nhất là các khu vực ven biển của địa phương này.

Mặc dù đã mở cửa du lịch hơn 1 năm, thế nhưng, một số chủ khách sạn cỡ vừa và nhỏ tại Đà Nẵng vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc duy trì hoạt động. Trên thực tế, làn sóng bán tháo khách sạn tại Đà Nẵng vẫn tiếp diễn, nhất là các khu vực ven biển của địa phương này.

Khảo sát trên một số “chợ” bất động sản cho thấy, rất nhiều khách sạn dưới 3 sao đang rao bán, mức giá dao động từ 30 - 200 tỷ đồng. Đơn cử, một khách sạn view biển khu An Thượng, với diện tích 300m2, 15 tầng đang rao bán với mức giá 185 tỷ đồng.

 

Làn sóng bán tháo khách sạn tại Đà Nẵng vẫn tiếp diễn. (Ảnh: AS)

Trong khi đó, một khách sạn 4 sao khác, nằm trên đường Võ Văn Kiệt, quận Sơn Trà cũng rao bán với giá 140 tỷ đồng. Khách sạn này có diện tích 267m2, 14 tầng nổi và 2 tầng hầm.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, chủ một khách sạn nằm trên đường Võ Nguyên Giáp, quận Ngũ Hành Sơn cho biết: Công suất đặt phòng trong 1 năm trở lại đây có xu hướng tăng dần, nhưng đa phần là khách nội địa. 

Tuy nhiên, số khách này chưa đủ để bù vào số tiền doanh nghiệp phải “gánh” sau hơn 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19.

“Tiền lãi ngân hàng, tiền duy trì và nhiều khoản chi khác cũng tôi vẫn đang âm, nặng nhất là tiền lãi ngân hàng. Do đó, dù khách có tăng, nhưng vẫn khó duy trì được”, vị này nói.

Trong khi đó, ông Matthew Powell, chuyên gia của Savills đánh giá: Các khách sạn hiện đang rao bán hầu hết là thuộc đầu tư cá nhân, đây là những đối tượng đầu tiên rơi vào khủng hoảng trong giai đoạn trong và sau COVID-19 do du lịch bị hạn chế và sức ép lãi vay.

“Tuy nhiên đây có thể xem là cơ hội từ phía người mua, để họ có thể cân nhắc kế hoạch cụ thể về quy hoạch và phát triển các dự án này để đáp ứng được xu hướng khách du lịch với chất lượng cao hơn và bền vững hơn”, ông Matthew Powell nói.

 

Sự trở lại của du khách Trung Quốc được kỳ vọng là động lực phát triển chính của ngành du lịch Đà Nẵng. (Ảnh: DN)

Bà Đỗ Thu Hằng, Giám đốc Cấp cao của bộ phận nghiên cứu và tư vấn, Savills Hà Nội đánh giá: Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 10 đưa ra cơ sở pháp lý để giải quyết vướng mắc hiện hữu về việc cấp quyền sở hữu đối với condotel, officetel, biệt thự nghỉ dưỡng và các tài sản khác được xây dựng trên đất thương mại dịch vụ sử dụng cho mục đích lưu trú, du lịch. 

Trong đó, các công trình lưu trú du lịch được xây dựng trên đất thương mại, dịch vụ sẽ được cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ nếu đáp ứng điều kiện pháp luật về đất đai, xây dựng, kinh doanh bất động sản.

 “Nghị định 10 sẽ là cơ sở pháp lý để các cơ quan chức năng có hướng dẫn về trình tự, thủ tục cấp chứng nhận quyền sở hữu công trình sử dụng vào mục đích lưu trú du lịch xây dựng gắn liền với đất theo mục đích sử dụng đất thương mại, dịch vụ.  

“Đây cũng được xem là tiền đề để thị trường, bao gồm các chủ đầu tư và các nhà đầu tư hiểu rằng trong thời gian tới định hướng về pháp lý của sản phẩm đã có những bước chuyển biến. Từ đó tạo đà phục hồi cho phân khúc này tại thị trường cả nước nói chung và thị trường Đà Nẵng nói riêng”, bà Hằng nói.

Bên cạnh các yếu tố pháp lý, sự trở lại của du khách Trung Quốc được kỳ vọng là động lực phát triển chính của ngành du lịch Đà Nẵng, khi thị trường này đã chính thức kết nối trở lại các chuyến bay tới Việt Nam từ ngày 15/03/2023. Lượng du khách tăng trở lại đã giúp tình hình thị trường nghỉ dưỡng của Đà Nẵng cải thiện, kéo theo giá thuê khách sạn trong 6 tháng cuối năm 2022 tăng 60% so với cùng kỳ năm trước. 

Ngoài ra, Đà Nẵng đã sở hữu cơ sở hạ tầng phát triển toàn diện với sân bay quốc tế, cảng biển nước sâu, đường sắt Bắc Nam và mạng lưới đường bộ rộng khắp. Sân bay quốc tế Đà Nẵng là sân bay lớn thứ ba tại Việt Nam sau sân bay Tân Sơn Nhất (Thành phố Hồ Chí Minh) và sân bay Nội Bài (Hà Nội). 

Đà Nẵng dự kiến sẽ mở rộng nhà ga T1 về phía Đông Nam sân bay, mở rộng sân đỗ tàu bay và xây dựng mới sân đỗ, đưa công suất của sân bay lên 25 triệu hành khách vào năm 2023 và 30 triệu vào năm 2050, từ mức 15 triệu hành khách ở thời điểm hiện tại. 

Thêm vào đó, hàng loạt các dự án hạ tầng, bao gồm hàng không, đường bộ và đường thủy đã và đang được thi công hoặc nằm trong quy hoạch để tăng kết nối tỉnh, tạo thuận lợi cho di việc di chuyển giữa Đà Nẵng với các tỉnh nói riêng và toàn bộ Khu vực miền Trung nói chung.

Đọc thêm

Xem thêm