Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:00 26/10/2022

Tương lai của thương mại mạng xã hội

Social Commerce – bán hàng qua mạng xã hội đã trở thành từ khoá được nhắc nhiều trong 2 năm gần đây. Tuy nhiên, các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram và TikTok đang nối gót nhau rút dần khỏi mảng kinh doanh này.

Xu hướng thương mại kết hợp

Trong và sau đại dịch Covid -19, tư duy lẫn hành vi của người tiêu dùng đều chuyển biến tích cực hướng đến các kênh mua sắm trực tuyến tạo động lực thúc đẩy thương mại điện tử tăng tốc. Cuộc chơi càng có nhiều thay đổi khi các nền tảng mạng xã hội có xu hướng lấn sân sang thương mại điện tử. 

Thuật ngữ Social Commerce là việc sử dụng các trang mạng xã hội (MXH) như Facebook, Zalo, Instagram... làm phương tiện để quảng bá và bán sản phẩm, dịch vụ trực tiếp. Hiểu đơn giản, đây là hình thức thương mại kết hợp giữa Social Media (Mạng xã hội) và e-Commerce (Thương mại điện tử). 

Ảnh minh hoạ 

Mô hình kinh doanh này giúp thương hiệu, nhà bán hàng tăng kết nối khách hàng, mở rộng tầm ảnh hưởng, độ phổ biến… Theo báo cáo Hootsuite công bố, tổng số người dùng internet toàn cầu vào tháng 1/2021 là 4,66 tỷ với hơn 4,2 tỷ người tham gia các nền tảng mạng xã hội hiện hữu.

Đến đầu năm 2022, con số này đã chạm ngưỡng 4,95 tỷ với tỷ lệ sử dụng internet là 62,5% trên tổng dân số thế giới. Tính đến tháng 1/2022, các nền tảng mạng xã hội ghi nhận tăng thêm 424 triệu người dùng, chiếm 58,4% tổng dân số thế giới.  

Số liệu trên phần nào cho thấy internet đang dần phủ sóng khắp các khía cạnh trong đời sống hàng ngày. Hiện, người dân toàn cầu không chỉ học và làm việc online mà họ còn giải trí, giao tiếp, mua sắm, thậm chí kinh doanh, đầu tư trên mạng xã hội.  

Thương mại xã hội giữ vai trò giúp đưa sản phẩm đến với khách hàng vào đúng thời điểm họ cần với thông điệp trực diện "xem sản phẩm và mua ngay chỉ bằng một chạm". Mặt khác, mô hình cũng cung cấp cho các thương hiệu dữ liệu hữu ích về sở thích, thói quen, nhu cầu của khách hàng nói chung mà nền tảng đó ghi nhận được. 

Hình thức kinh doanh trực tuyến mới này còn cho phép các thương hiệu truy cập vào dữ liệu như tệp hồ sơ của khách hàng với điều kiện đã được họ đồng thuận. Theo đó, các doanh nghiệp bán lẻ có thể khởi tạo những trải nghiệm mua sắm trực tuyến mới được cá nhân hóa dựa trên kênh dữ liệu này, giữ chân khách cũ và thu hút thêm nhiều khách hàng mới tiềm năng. 

Có thể nói, Social Commerce là sự kết hợp hoàn chỉnh thế mạnh của bán lẻ truyền thống tại các cửa hàng và thương mại điện tử, khắc phục những nhược điểm và phần nào xoá nhoà ranh giới giữa hai hình thức thương mại này. Do đó, trong những năm gần đây, mạng xã hội đang là nơi diễn ra mạnh mẽ hoạt động hỗ trợ thương mại điện tử. 

Theo Reagen Kok, Giám đốc Điều hành Hoorah Digital, chuyên gia về lĩnh vực marketing - quảng cáo, mạng xã hội được xem như cuộc “cách mạng hóa” trong việc kết nối với khách hàng suốt thời gian dịch bệnh bùng phát. Thương mại xã hội đã góp phần nâng tầm cuộc giao dịch trực tuyến. Những thương hiệu cố tình phớt lờ những tác động từ thương mại xã hội hiện nay sẽ phát triển chậm hơn những doanh nghiệp nắm bắt kịp xu thế này. 

Ảnh minh hoạ 

Động thái của những ông lớn

Tuy nhiên, mới đây, các ông lớn mạng xã hội đang lần lượt đóng cửa các dịch vụ thương mại mạng xã hội. Điển hình như Meta (Công ty mẹ Facebook) sẽ ngừng chương trình mua sắm thương mại trực tiếp của Facebook vào tháng tới. Trước đó, Instagram cũng đã loại bỏ chương trình thương mại liên kết trong tháng 8. 

Một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến quyết định này là những siết chặt về bảo mật thông tin người dùng của Apple trong hệ điều hành iOS 14. Điều đó đã gây ra sự sụt giảm hiệu suất trên Meta và dẫn đến việc nhiều thương hiệu đánh giá lại vai trò của nền tảng Meta trong các chiến dịch của họ. 

Dù TikTok hiện chưa hoàn toàn huỷ bỏ tính năng này, nhưng hãng đã công bố kế hoạch hợp lý hóa giải pháp thương mại của mình bằng cách tạo ra ba định dạng quảng cáo mới, với mục đích đơn giản hóa quy trình cho các nhà tiếp thị trước kì nghỉ lễ quý IV/2022. Động thái này diễn ra sau khi The Financial Times báo cáo ứng dụng này đã từ bỏ kế hoạch mở rộng thương mại xã hội ở châu Âu và Hoa Kỳ.  

Tuy nhiên, dường như các ông lớn công nghệ không hoàn toàn rời bỏ cuộc chơi, mà những quyết định này cho thấy họ cần “suy nghĩ” về ý nghĩa của thương mại mạng xã hội trước khi tiếp tục đầu tư và đi tiếp. Mudit Jaju, quản lý mảng thương mại điện tử toàn cầu của Wavemaker Global, cho biết lý do khiến người tiêu dùng và nhà tiếp thị chưa thực sự quan tâm đến thương mại mạng xã hội là do trải nghiệm không phân biệt nền tảng. 

Nghĩa là ngành công nghiệp này dường như chưa bắt kịp với việc giao dịch trên phương tiện truyền thông xã hội, do đó, quá trình chọn sản phẩm và xây dựng giỏ hàng của người dùng chưa được tích hợp liền mạch. Một vấn đề khác là những mô hình thương mại mạng xã hội được dự báo sẽ phát triển mạnh trong những thời điểm kinh tế bất ổn, nhưng thực tế cho thấy lại không như kỳ vọng.

Việc các nền tảng tung ra những cách thức mua hàng trực tuyến mới trong khi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và nguy cơ suy thoái toàn cầu, sẽ không dễ dàng cho bất kỳ thương hiệu nào để bán hàng, đặc biệt khi đó là một nền tảng hoàn toàn mới. Đây là lý do tại sao các nhà tiếp thị chưa hoàn toàn nhảy vào cuộc đua và vẫn đang tìm hiểu xem liệu đây có phải là “mỏ vàng” hay không. 

Mặc dù có rất nhiều hoài nghi về tương lai trước mắt của thương mại mạng xã hội, nhưng rõ ràng đây vẫn là mô hình kinh doanh tiềm năng. Báo cáo mới nhất của Công ty tư vấn kinh doanh Grand View Research cho thấy thị trường thương mại mạng xã hội toàn cầu đạt 584,91 tỷ USD vào năm 2021 và dự kiến sẽ tăng trưởng với tốc độ kép hàng năm là 30,8% từ năm 2022 đến năm 2030.

Đọc thêm

Xem thêm