Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:29 03/11/2022

Tiềm năng của ngành nông nghiệp công nghệ cao agritech ở Việt Nam

Nông dân sản xuất nhỏ chiếm phần lớn trong ngành nông nghiệp của Việt Nam, ngành đang đóng góp hơn 20% vào tổng sản phẩm quốc nội hàng năm. Tuy nhiên, mức độ áp dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp (agritech) vẫn còn thấp.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 9 tháng năm 2022, ngành nông nghiệp tăng trưởng khá; năng suất, sản lượng nhiều sản phẩm chủ lực tăng, đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu, góp phần vào tăng trưởng chung của kinh tế cả nước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực nông lâm thủy sản 9 tháng năm 2022 đạt 2,99% so với cùng kỳ 2021. 

Trong khi đó, từ đầu năm đến nay, giá vật tư, nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nông nghiệp (xăng dầu, phân bón, thức ăn chăn nuôi,…) tăng mạnh, khủng hoảng lương thực toàn cầu ngày càng phức tạp bởi tác động của xung đột Ukraine. Đồng thời, người nông dân hiện nay vẫn phải chịu rất nhiều ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài như các hình thái thời tiết và các phương thức canh tác thiếu bền vững. 

Ảnh minh hoạ 

Do đó, agritech ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành phát triển và dễ dàng ứng dụng những thành tựu công nghệ trong nông nghiệp. Agritech là việc kết hợp giữa nông nghiệp và các ứng dụng công nghệ cao nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí và nâng cao năng suất, hiệu quả trồng trọt. 

Vai trò của agritech cũng thể hiện ngày càng rõ rệt trong việc khắc phục được những vấn đề đang gặp phải trong ngành nông nghiệp như số lượng nhân công lao động đang giảm sút, ảnh hưởng của thời tiết, năng suất lao động thấp, giá trị nông sản không cao… Đây là ngành được dự đoán sẽ tiếp tục trở thành xu hướng mạnh mẽ, giải pháp thay thế hoàn toàn nền nông nghiệp truyền thống trong tương lai. 

Những năm trở lại đây, thế giới đã chứng kiến những đổi mới trong việc áp dụng agritech trong nuôi trồng và sản xuất như: cảm biến trong đất và trên cây, tưới tiêu thông minh, máy bay không người lái, tạo ra protein thay thế, phát triển thịt nhân tạo hay đặc biệt hơn là các phần mềm phân tích dữ liệu lớn trong nông nghiệp… 

Ngoài ra, agritech còn có thể hỗ trợ để tạo ra những phương thức canh tác mới, các giống loài và nguồn nguyên liệu mới nhằm thúc đẩy các hoạt động nông nghiệp hiện đại và các dịch vụ liên quan đến ngành nông nghiệp như logistics, thương mại điện tử (TMĐT)... Đặc biệt, nó giúp thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của lĩnh vực công nghệ thực phẩm (foodtech), trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp thế giới để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng cao như hiện nay. 

Hiện đã có rất nhiều sự thay đổi cả về mặt tư duy, mô hình hoạt động, cách thức vận hành, canh tác và kể cả dịch vụ cung cấp như nuôi trồng, sản xuất, dịch vụ nông nghiệp…, tất cả đều có hơi hướng chuyển dần sang ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp. Khu vực Đông Nam Á cũng chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc, nhất là các nước mới nổi về công nghệ như Indonesia, Malaysia và Việt Nam...

Với thế mạnh sẵn có về nông nghiệp, Việt Nam hứa hẹn sẽ là nơi bùng nổ của agritech và làn sóng khởi nghiệp bởi sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thập kỷ tới. Điển hình như Công ty MimosaTEK là một trong những công ty khởi nghiệp nông nghiệp đầu tiên của Việt Nam. 

Công ty hiện cung cấp nền tảng điện toán đám mây được liên kết với hệ thống cảm biến, cho phép nông dân theo dõi môi trường và điều kiện sản xuất trên trang trại theo thời gian thực bằng điện thoại thông minh. Nông dân cũng có thể tự động hóa các nhiệm vụ tưới tiêu hoặc chương trình phân bón của họ. 

Ảnh minh hoạ 

Theo các chuyên gia, trong khoảng 3 năm tiếp theo, ngành nông nghiệp và thực phẩm Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến sự bùng nổ về hoạt động đầu tư, ứng dụng công nghệ để tiếp tục kiến tạo, đón đầu những xu hướng mới trong tương lai. Tuy vậy, ngành nông nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. 

Để vượt qua những thách thức này, cần có những giải pháp mang tính thân thiện với người nông dân và thân thiện với môi trường. Trong đó, việc ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp là một thành phần quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững, tiết kiệm tài nguyên và chi phí về lâu dài. Lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn rất sớm và chưa nhận được sự quan tâm tương xứng từ cả khu vực nhà nước và tư nhân như các nước Indonesia hay Singapore. 

Tại Việt Nam, số lượng startup trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm rất thưa thớt. Trong năm 2021, số lượng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm chủ yếu chảy vào startup thuộc lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), công nghệ bất động sản (proptech), bán lẻ, TMĐT, y tế, giáo dục. Việc thiếu các sáng kiến, ý tưởng và sản phẩm đổi mới sáng tạo từ startup khiến ngành nông nghiệp Việt Nam chưa thể bứt phá.

Đọc thêm

Xem thêm