Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
06:40 24/06/2022

Xu hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ - tài chính trước áp lực lạm phát

Thị trường tài chính luôn giữ vai trò quan trọng, nhưng cần điều chỉnh các giải pháp phù hợp trước những ảnh hưởng bởi thị trường tiền tệ thế giới. Đó là một trong những nhận định được đưa ra tại hội thảo “Tái định hình thị trường tài chính cho phục hồi và phát triển kinh tế”

Hội thảo quốc gia được Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (Bộ Tài chính) phối hợp với Trường Đại học Thương mại tổ chức, tham dự Hội thảo có hơn 200 đại biểu là các chuyên gia, nhà quản lý đại diện các bộ, ngành; các nhà khoa học, giảng viên, nghiên cứu viên đến từ các Viện nghiên cứu lĩnh vực kinh tế tài chính và các trường đại học. 

Toàn cảnh buổi Hội thảo. (Ảnh: mof.gov.vn)

Phát biểu tại Hội thảo, TS. Nguyễn Như Quỳnh - Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính (CLTC) cho biết, đại dịch Covid-19 cùng với những căng thẳng địa - chính trị đã gây ra những thách thức kinh tế, tài chính nghiêm trọng trên toàn cầu và ảnh hưởng đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế.

Tại Việt Nam, nhằm đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế, ổn định vi mô và cuộc sống cho người dân, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, các chính sách và giải pháp tài chính đã được quan tâm xây dựng để thị trường tài chính (TTTC) phát triển lành mạnh, trở thành kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. 

Trong giai đoạn 2016 - 2021, TTTC đã có bước phát triển nhanh theo đúng định hướng trở thành kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, phát triển cân bằng giữa TTTC và thị trường tiền tệ. TTTC cũng đã góp phần quan trọng vào các vấn đề về đầu tư công, nợ công, cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Các cấu phần của TTCK bao gồm thị trường cổ phiếu, trái phiếu, TTCK phái sinh… là cơ sở vững chắc cho TTTC từ nay đến năm 2025 và định hướng năm 2030. 

Tuy nhiên, TTTC hiện vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, như phát triển chưa sâu, bị tác động bởi tâm lý, ảnh hưởng của thị trường tiền tệ thế giới. Ngoài ra, việc huy động vốn TPDN còn nhiều vấn đề, đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản, dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư và doanh nghiệp phát hành. Vì vậy, cần phải có các giải pháp nhằm phát triển TTTC, thị trường vốn, TTCK lành mạnh, an toàn trên cơ sở rà soát Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp để triển khai các giải pháp quản lý điều hành đến thị trường.

Tham luận tại Hội thảo, TS. Nguyễn Như Quỳnh nhấn mạnh, với mục tiêu chung của Việt Nam là nâng cao năng lực cạnh tranh, chủ động ngăn ngừa các tác động tiêu cực từ nền kinh tế thế giới, ứng phó với những vấn đề khủng hoảng năng lượng, gián đoạn chuỗi cung ứng việc nhận diện các xu hướng, đánh giá các cơ hội và nhận diện các rủi ro từ sự phục hồi và phát triển kinh tế tới TTTC sẽ gợi mở các giải pháp, đối sách phù hợp cho các nhà hoạch định chính sách, các định chế tài chính, nhà đầu tư và doanh nghiệp.

Qua Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất một số kiến nghị như: Duy trì được ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi nền kinh tế song hành với kiểm soát tốt đại dịch Covid-19; tăng cường phối hợp chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và điều hành giá cả hợp lý; theo dõi biến động trên thị trường tài chính tiền tệ với các điều chỉnh tăng lãi suất của các ngân hàng trung ương lớn nhằm có những cảnh báo kịp thời đối với doanh nghiệp…

Về vấn đề tài chính xanh, ThS. Phạm Xuân Hòe - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Chiến lược ngân hàng (NHNN) cho biết, cơ hội cho TTTC xanh của Việt Nam rất lớn, đến từ nhiều yếu tố, đặc biệt từ cớ chế thị trường giúp Việt Nam thiết lập nhiều công cụ chính sách tài chính, tiền tệ hữu ích thu hút dòng vốn công - tư cho phát triển bền vững. Tuy nhiên, tài chính xanh Việt Nam đang đối diện với 3 thách thức lớn: Thiếu vốn; thiếuchính sách hỗ trợ đối với tài chính xanh; nhận thức, thói quen tiêu dùng xanh chưa cao. Hệ thống tài chính cũng phải đối diện với 3 rủi ro nghiệm trọng: Rủi ro chuyển đổi; quỹ tài chính, bảo hiểm; thay đổi giá tài sản. Nhóm nghiên cứu đã đưa ra 8 khuyến nghị chính sách nhằm phát triển TTTC xanh ở Việt Nam, hướng tới quản trị phát triển bền vững theo ESG. 

TS. Lê Thị Thùy Vân - Phó Viện trưởng Viện CLTC phát biểu bế mạc Hội thảo. (Ảnh: mof.gov.vn)

Theo TS. Lê Thị Thùy Vân, những vấn đề Hội thảo luận bàn hết sức cấp thiết và quan trọng; bổ sung nhiều luận cứ khoa học, các ý kiến tham mưu, phản biện chính sách đối với vấn đề tái định hình TTTC hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế. Hội thảo mở ra nhiều vấn đề, nhiều hướng nghiên cứu mới cho các giảng viên, các nhà nghiên cứu; nhà hoạch định chính sách.

Xem nhiều

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm