Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
13:44 08/08/2022

Xiaomi - Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành thương hiệu toàn cầu

Đọc "Xiaomi - Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành thương hiệu toàn cầu", bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị về hành trình khởi nghiệp phi thường, đầy cảm hứng của tập đoàn Xiaomi, từ công ty điện thoại vô danh thành tập đoàn lớn thứ 3 thế giới.

Nếu bạn đang loay hoay tìm đường đi trên con đường khởi nghiệp, muốn dung nạp những kiến thức bổ ích để khai mở ý tưởng kinh doanh táo bạo, đừng chần chừ tìm đến cuốn: "Xiaomi Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu" của tác giả Jayadevan P.K.

Theo đánh giá của giới phân tích, đây thực sự là một cuốn sách xứng đáng gối đầu giường cho các start up, đặc biệt là những người muốn thành công theo chiều hướng khác biệt.

“Xiaomi Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” được đánh giá là cuốn sách cần đọc với những ai có ý định khởi nghiệp. 

Hấp dẫn như “một cuốn tiểu thuyết”

Nhắc đến tác giả Jayadevan P.K, hẳn nhiều bạn đọc nhận ra đây là một phóng viên công nghệ có hơn 12 năm kinh nghiệm. Cây bút này chuyên đào sâu mảng nội dung về doanh nghiệp và các công ty khởi nghiệp biết vận dụng Internet để thu hút khách hàng.

Jayadevan P.K luôn theo sát quá trình phát triển của các công ty như Flipkart, Xiaomi và Paytm. Vì vậy, anh có được cái nhìn vừa toàn cảnh vừa chi tiết về quá trình hình thành, phát triển trỗi dậy của những thương hiệu đình đám này.

Trong cuốn "Xiaomi - Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành thương hiệu toàn cầu", Jayadevan P.K đã thể hiện lối viết chắc tay nhưng cũng vô cùng duyên dáng, sinh động, khiến bạn đọc bị cuốn theo cách kể chuyện hấp dẫn tới mức đã cầm sách lên là không thể đặt xuống.

Chính vì điều ấy, tác phẩm được đánh giá là thú vị và hấp dẫn chẳng khác gì một "cuốn tiểu thuyết".

Hành trình thành công từ những điều khác biệt

“Xiaomi - Hành trình một công ty khởi nghiệp trở thành một thương hiệu toàn cầu” gồm 6 chương sách. Ở chương đầu tiên tác giả Jayadevan mô tả và phân tích lại ngành công nghiệp điện thoại thông minh ở thời điểm Xiaomi xuất hiện.

Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, khi mà nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh tại Trung Quốc tăng lên chóng mặt, Xiaomi đã bắt ngay thời cơ vàng, tung ra thị trường những chiếc điện thoại giống iPhone, nhưng giá thành rẻ hơn hẳn, cộng thêm chiến lược tiếp thị vô cùng sáng tạo nên nhanh chóng gây tiếng vang.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Thành công đến với Xiaomi còn từ đội ngũ lãnh đạo vô cùng nỗ lực, kiên trì và am hiểu thấu đáo khách hàng.

Trong chương hai, tác giả kể chi tiết về doanh nhân Lôi Quân - "chủ tướng" của Xiaomi. Xuất phát từ lòng mến mộ Steve Jobs và Iphone, doanh nhân Lôi Quân nhận thấy rõ ràng rằng, smartphone chính là tương lai. Vận dụng 20 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ và hơn 10 năm làm kinh doanh, vào năm 2010, ở độ tuổi 40, Lôi Quân - một nhà đầu tư mạo hiểm đã quyết định thành lập Xiaomi, ra mắt hệ điều hành MIUI, nền tảng tùy biến dựa trên hệ điều hành Android.

Chân dung ông chủ Lôi Quân của tập đoàn Xiaomi. 

Điều khiến Xiaomi của Lôi Quân khác biệt hơn hẳn các hãng điện thoại khác đó là hàng tuần, thay vì hàng năm, hãng này đưa ra bản cập nhật dựa trên việc lắng nghe những phản hồi của khách hàng. Sự chủ động, cầu thị và thân thiện là điểm cộng lớn nhất mà Xiaomi gây dựng được, khiến khách hàng hoàn toàn tin tưởng vào sự xuất sắc của sản phẩm. Khi Xiaomi ra mắt mẫu điện thoại đầu tiên vào năm 2011, khách hàng tỏ rõ sự ủng hộ nhiệt tình.

Một ưu điểm nổi bật khác khiến Xiaomi chiếm trọn niềm tin của người dùng đó là chiến lược giá trung thực. Hãng này tung ra thị trường những chiếc điện thoại với chất lượng cao nhưng giá rẻ, gần với giá sản xuất nhất. Rất nhanh sau đó, tới nửa đầu năm 2014, doanh thu của Xiaomi đạt 5,5 tỷ đô la (vượt qua doanh thu của cả năm 2013), lãi thực đạt 566 triệu đô là và đứng trong top thương hiệu điện thoại di động hàng đầu Trung Quốc.

Sau những thành công tại thị trường nội địa Trung Quốc, Xiaomi vươn tầm quốc tế. Chương ba của cuốn sách chính là nội dung kể về hành trình trỗi dậy của Xiaomi ra thị trường thế giới với sự góp sức của nguyên giám đốc điều hành cao cấp của Google Hugo Barra.

Chương 4 của cuốn sách viết về sự phát triển của Xiaomi tại Ấn Độ, thị trường lớn thứ hai trên thế giới, với sự chung tay của Manu Jain một người khởi nghiệp người Ấn, sau này là giám đốc điều hành giỏi giang của Xiaomi tại quốc gia này.

Đáng lưu ý, trong quá trình chinh phục thị trường Ấn Độ, Xiaomi gặp phải vô vàn khó khăn trước làn sóng bài trừ của người tiêu dùng nước này. Tuy nhiên, theo tác giả Jayadevan, bằng trí tuệ và sự khôn khéo của mình, các nhà lãnh đạo Xiaomi đã lần lượt hóa giải được những thách thức này, giúp tập đoàn tiếp tục gặt hái được những thành công vang dội.

Cuốn sách khép lại bằng những tổng kết "đáng đồng tiền bát gạo" của tác giả về thành công của tập đoàn Xiaomi. Giá cả trung thực, lấy khách hàng làm trung tâm, áp dụng mô hình tiêu dùng có sự tham gia của khách hàng, tận dụng sức mạnh của cộng đồng fan để quảng bá sản phẩm… Xiaomi thực sự đã chinh phục thành công thị trường điện thoại thông minh trên thế giới.

Nhận xét về cuốn sách, Girish Mathrubootham, người đồng sáng lập kiêm CEO Tập đoàn Freshworks khẳng định: “Cuốn sách vô cùng hấp dẫn này kể câu chuyện về nguồn gốc của Xiaomi, đồng thời mở khóa các yếu tố chiến lược đã làm nên thành công khi Xiaomi mở rộng thị trường. Đây là cuốn sách cần thiết cho tất cả những ai muốn hiểu được cách các công ty hiện đại được xây dựng dựa trên cơ sở lấy khách hàng làm trọng tâm”.

Năm 2019, 9 năm sau khi thành lập, tập đoàn Xiaomi lọt vào bảng xếp hạng Fortune 500. Sự kiện này được đánh giá là kỳ tích đối với một công ty khởi nghiệp vô danh tại Trung Quốc trong bối cảnh đã có hàng loạt những "ông lớn" đang cạnh tranh gay gắt trong ngành công nghiệp điện thoại thông minh như: Samsung, Apple...

Tính đến tháng 11/2020, Xiaomi trở thành thương hiệu điện thoại thông minh lớn thứ ba trên thế giới với hơn 19.860 nhân viên và có sản phẩm bán ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Trong 6 tháng đầu năm 2020, tổng doanh thu của Xiaomi đạt 15,7 tỷ đô la, trong đó lợi nhuận đạt 862,1 triệu đô la.

Xiaomi có tới hơn 343,5 triệu người hoạt động hàng tháng trên hệ điều hành MIUI.  Tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai trên thế giới, Xiaomi là thương hiệu điện thoại thông minh bán chạy nhất với hơn nửa tỷ thiết bị di động đang được sử dụng…

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm