Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:30 25/10/2022

Trong 3 loại cúm A, B, C, mắc loại cúm nào biến chứng nguy hiểm nhất?

Cả 3 loại cúm A, B, C đều có những triệu chứng khá tương đồng, vì vậy, cần phân biệt để được thăm khám và có cách điều trị hợp lý.

Cách phân biệt triệu chứng phổ biến giữa 3 loại cúm

Cúm A: Là dạng cúm phổ biến nhất, có thể lây từ động vật sang người. Có nhiều chủng loại như H5N1, H1N1, H7N9… và có khả năng tái tổ hợp gen cao để hình thành nhiều chủng mới.

Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm các loại bệnh cúm nhiều nhất

Nguy cơ lây lan cúm A trong không khí cao, tính chất đa dạng mần bệnh, vì vậy có khả năng gây ra đại dịch.

Thông thường, để nhận biết cúm A, người bệnh căn cứ vào các biểu hiện như: Sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Nếu sốt cao hoặc không được xử trí đúng cách, người bệnh sẽ bị mất nước, li bì, rối loạn điện giải. Một số trẻ em thậm chí có dấu hiệu co giật.

Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm với sốt do cúm A như viêm họng, hắt hơi, ho. Những trường hợp cúm A kéo dài, bệnh diễn biến nghiêm trọng có thể gây tức ngực, khó chịu và ho khan.

Bệnh cúm A ở người có triệu chứng từ nhẹ đến nặng, khác nhau, tùy theo tình trạng sức khỏe của từng người.

Biến chứng nặng nhất khi mắc bệnh cúm A là: Suy hô hấp, với triệu chứng khó thở, thở gấp, đờm có lẫn máu… dẫn đến viêm phổi, thiếu oxy, thậm chí tử vong. Do đó, ngay khi có các yếu tố dịch tễ như sốt, triệu chứng viêm long đường hô hấp, bệnh nhân cần đến cơ sở y tế gần nhất để xét nghiệm và chẩn đoán xác định mắc chủng virus cúm nào để có kế hoạch điều trị phù hợp.

4 dấu hiệu cúm A trở nặng ở trẻ em: Sốt cao từ 39 độ trở lên, không đáp ứng thuốc hạ sốt; trẻ li bì, mệt mỏi, kém ăn, bỏ ăn, nôn trớ, chân tay lạnh; co giật; khó thở, thở nhanh.

Sau hơn 8 năm, mới đây ca cúm A (H5) vừa được phát hiện từ mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân nữ 5 tuổi ở Phú Thọ. Trước nguy cơ dịch bệnh có thể lây từ động vật sang người, Bộ Y tế đã có công văn về tăng cường công tác phòng, chống gia cầm.

Để phòng chống cúm gia cầm lây nhiễm sang người, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh, thành chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan tăng cường giám sát để phát hiện sớm các trường hợp viêm phổi nặng do virus.

Điều tra các trường hợp nghi nhiễm cúm gia cầm; xử lý sớm triệt để ổ dịch ngay khi phát hiện; sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.

Cơ quan y tế, cơ quan thú y, chính quyền địa phương cần phối hợp chặt chẽ trong việc giám sát dịch cúm trên gia cầm, trên người để kịp thời xử lý triệt để ổ dịch; tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm lây sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.

Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người theo quy định.

Cúm B: Có thể lây từ người bệnh sang người lành. Có một chủng virus gây bệnh duy nhất. Nguy cơ bùng phát thành dịch không cao. Triệu chứng của cúm B nhẹ và ít nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi, suy hô hấp, suy thận, viêm tim, viêm phế quản, nhiễm trùng huyết… Với những người bị hen suyễn thì khả năng các triệu chứng sẽ có biểu hiện nặng hơn, thậm chí gây ra một đợt hen nghiêm trọng.

Cúm C: Được xếp ở mức nhẹ nhất. Bệnh cúm C không quá nguy hiểm do các triệu chứng lâm sàng khá nhẹ, có thể tự khỏi, không để lại di chứng do bệnh. Cũng vì thế, bệnh cúm C khó trở thành đại dịch như những đợt bùng phát cúm A. Dù vậy, cúm C cũng mang đầy đủ đặc tính của 1 virus cúm, nên cũng có khả năng diễn tiến xấu đối với những người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém hay với những phụ nữ mang thai. Đặc biệt, đã có một số bằng chứng cho thấy virus cúm C có thể gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em dưới 2 tuổi.

Cách phòng ngừa bệnh cúm

Bác sĩ Đặng Thị Mai Khuê - Khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh – chia sẻ: Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.

Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm có thể tấn công mọi đối tượng, ở người lớn tỷ lệ là 5-10%, trẻ em 20-30%. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao dẫn đến nguy cơ bùng dịch.

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm là tiêm ngừa cúm hàng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus.

Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), vaccine có tỷ lệ bảo vệ lên tới 90%. Ở người lớn tuổi, tiêm vaccine cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70 - 80% tỷ lệ tử vong từ các vấn đề có liên quan tới bệnh cúm.

Một số loại vaccine cúm đang được lưu hành tại Việt Nam, như: Vaxigrip 0.25ml, Vaxigrip 0.5ml, Influvac 0.5ml…

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cũng khuyến cáo, tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm. Trong đó trẻ em, người mắc các bệnh về tim mạch/ phổi mãn tính/ hen suyễn/ suy giảm miễn dịch, người từ 65 tuổi, phụ nữ có thai, người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân… là đối tượng đặc biệt vì có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bên cạnh đó, cần xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt lành mạnh, nhằm giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung, như: Giữ tay sạch sẽ bằng cách rửa thường xuyên, hạn chế đưa tay trực tiếp lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên rửa tay với nước ấm và xà phòng trong 30s hoặc sử dụng nước rửa tay khô.

Hạn chế tiếp xúc nơi đông người khi có triệu chứng cúm: Không nên sinh hoạt, làm việc, học tập chung hoặc tiếp xúc gần với người khác mà bạn nghi ngờ họ đang bị nhiễm cúm mà không có các biện pháp bảo hộ như đeo khẩu trang.

Làm sạch bề mặt vật dụng: Thường xuyên lau sạch, khử khuẩn bề mặt các vật dụng trong nhà, văn phòng, nơi công cộng có khả năng cầm nắm nhiều như tay nắm cửa, điện thoại, đồ chơi, mặt bàn…

Tập thể dục đều đặn: Người có thói quen vận động, thể dục thể thao hằng ngày thường có triệu chứng ít nguy hiểm và thời gian hồi phục nhanh hơn nếu bị nhiễm cúm.

Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên thời gian gần đây, số ca mắc các loại bệnh cúm tăng đột biến trong cộng đồng. Trẻ em là đối tượng dễ lây nhiễm bệnh cúm nhất.

 

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm