Thị trường hàng hóa
Tại đất nước tỷ dân, hầu hết các cơ sở kinh doanh từ nhỏ đến lớn đều sử dụng phương thức thanh toán trực tuyến. Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh có kết nối mạng, khách hàng có thể dễ dàng thanh toán không dùng tiền mặt ở mọi nơi. Mã QR được sử dụng để thanh toán gần như mọi thứ, tiền mặt hiếm khi được sử dụng.
Alipay và Wechat Pay là hai ứng dụng thanh toán thịnh hành tại Trung Quốc. Từ khi ra mắt đến nay, Alipay đã thu hút gần 1 tỷ người sử dụng với những tính năng thanh toán nhanh chóng. Wechat Pay cũng sở hữu hệ thống giao dịch trực tuyến đa dạng bằng mã QR và quét khuôn mặt người dùng. Hai "ông trùm" công nghệ không ngừng cạnh tranh và nâng cao thị trường của mình.
Tiện ích thanh toán điện tử trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân Trung Quốc. Từ các thanh toán phức tạp như gửi tiết kiệm ngân hàng, thanh toán dịch vụ đến những giao dịch đơn giản đi chợ, mua sắm siêu thị, người mua hàng có thể chủ động thanh toán bằng cách quét mã trên máy.
Ông Zhen Qingzheng, chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu tài chính Sunning, cho rằng: Các hệ thống này sẽ dễ dàng đi sâu vào đời sống người dân.
Một tài khoản Tiktok của du học sinh Việt tại Trung Quốc có tên Zhuzhu nhận định: Tiền mặt gần như không còn xuất hiện trong những giao dịch tại đây. Khi khách hàng sử dụng tiền mặt để mua hàng, một số cửa hàng không có tiền mặt để trả lại. Thậm chí, người ăn xin cũng có mã QR để nhận tiền từ thiện. Nhiều tài xế taxi tỏ ra không hài lòng khi nhận thanh toán bằng tiền mặt.
Song bên cạnh những tiện ích mà các hình thức thanh toán điện tử mang lại, người dùng cũng gặp một số vấn đề như lừa đảo, lỗi thanh toán,... Chính phủ của nước này đang tiếp tục đẩy ra những chính sách cụ thể để quản lý cũng như thúc đẩy sự phát triển của các hình thức giao dịch này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm
Business Networking
Mạng lưới kết nối của Trí Tuệ Mới