Thị trường hàng hóa
Theo đài CNN đưa tin, Tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom (Nga) đang đốt cháy khoảng 4,34 triệu mét khối khí mỗi ngày tại một cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mới. Con số này tương đương khoảng 1,6 tỷ mét khối hàng năm và khoảng 0,5% nhu cầu khí đốt của châu Âu. Ngoài ra, số khí tự nhiên này còn được định giá khoảng 10 triệu USD/một ngày dựa trên giá khí đốt giao ngay tại châu Âu vào tuần trước.
Các công dân Phần Lan sống gần biên giới hai nước là những người đầu tiên phát hiện ngọn lửa khổng lồ ở bên trong lãnh thổ Nga từ đầu mùa hè này. Vùng Portovaya có một trạm nén nằm ở đầu đường ống Nord Stream 1, làm nhiệm vụ dẫn khí đốt đến Đức.
Theo phân tích của Rystad, lượng khí LNG mà Nga đốt lẽ ra nên được xuất khẩu sang châu Âu - vốn thường chiếm hơn 1/3 lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu, tuy nhiên nước này đã giảm xuất khẩu chỉ còn 20% so với mức bình thường.
Nhìn chung, trong nửa đầu năm nay, xuất khẩu khí đốt sang châu Âu của Nga đã giảm 77% so với cùng kỳ năm 2021, theo Rystad. Năm ngoái, Moscow chiếm 45% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của Liên minh châu Âu, dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho thấy.
Vậy tại sao Nga lại biến một lượng khí đốt quý giá của mình tan thành mây khói? Đây có thể là một phần của các hoạt động thông thường hoặc sẽ là một thông điệp đến châu Âu?
Theo Rystad, cơ sở LNG tại trạm nén khí Portovaya sẽ mở cửa vào cuối năm nay và việc đốt cháy khí đốt thường xảy ra như một phần của quá trình kiểm tra an toàn thường kỳ đối với các nhà máy mới. Tuy nhiên, "cường độ và thời gian đốt cháy liên tục này rất khó giải thích”.
Zongqiang Luo, nhà phân tích cấp cao về khí đốt và LNG tại Rystad, nói với CNN Business: “Kiểu đốt cháy như thế này chưa từng xảy ra trong lịch sử”, đề cập đến mức nhiệt bức xạ được phát hiện trong khu vực.
Mark Davis, Giám đốc điều hành của Capterio, một công ty tư vấn cho các công ty năng lượng về cách đốt cháy khí đốt hoài nghi rằng liệu hoạt động khai thác khí tự nhiên của nước Nga có đang gặp vấn đề về các kỹ thuật hay không.
Hơn hết, việc đốt khí LNG này sẽ thải ra nhiều khí CO2, ngọn lửa phát ra vào khí quyển cũng có khả năng gây hại cho môi trường.
Ông Davis nói thêm rằng ngọn lửa bùng phát có thể tạo ra bồ hóng đặc biệt phá hủy khu vực Bắc Cực. Phần lớn muội than sẽ đọng lại trên băng ở Bắc Cực và hấp thụ nhiều nhiệt hơn từ mặt trời, đẩy nhanh quá trình tan chảy của băng.
“Gần như chắc chắn, pháo sáng không hoạt động với 100% hiệu suất, và vì vậy nó cũng thải ra khí mê-tan, một loại khí nhà kính mạnh gấp 80 lần so với khí carbon dioxide”, ông nhận định.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm