Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:00 15/02/2024

Tăng cường quản lý, điều hành, bình ổn giá trong dịp Tết Giáp Thìn 2024

Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) dự báo, một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong và sau Tết, quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết (trong tháng Giêng là tháng lễ hội nên

Giá hàng hóa tương đối ổn định

Theo Cục Quản lý giá đánh giá, thị trường không có hiện tượng khan hàng, sốt giá. Qua theo dõi, nắm bắt diễn biến giá cả thị trường tại các địa phương cho thấy, về cơ bản diễn biến giá cả thị trường tháng 1, tuần đầu tháng 2 và trong những ngày Tết không có biến động bất thường, một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết tăng theo quy luật hoặc theo diễn biến giá thế giới.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cũng cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước và tăng 3,37% so với cùng kỳ năm 2023. Lạm phát cơ bản tháng 01/2024 tăng 2,72% so cùng kỳ năm trước.

Sang tuần đầu tháng 2 bước vào giai đoạn cận Tết và phục vụ nhu cầu cúng lễ ông Công ông Táo, nhu cầu mua sắm của người dân tăng lên tập trung chủ yếu vào các mặt hàng thực phẩm và hoa thắp hương, trái cây, sức mua tăng lên, nhưng nguồn cung dồi dào. Nhìn chung, giá cả khá ổn định, chỉ một số mặt hàng như hoa tươi thắp hương tăng hơn 40%, trái cây và gà ta thắp hương tăng 10 - 15%.

Các siêu thị lớn đã mở cửa; một số chợ đầu mối lớn và một số điểm chợ nhỏ bắt đầu bán hàng, chủ yếu tập trung vào các mặt hàng thực phẩm tươi sống phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân do đây là các mặt hàng không tích trữ lâu được.

Cục Quản lý giá cho biết thêm, từ chiều mùng 2 đến sáng mùng 3 Tết (12/02), thị trường tiêu dùng sôi động hơn, nhưng giá cả cơ bản ổn định, chỉ một số nơi giá rau củ tươi, thủy hải sản tăng hơn 20% so với trước Tết. Tuy nhiên, do nguồn cung vẫn được đảm bảo, dồi dào, cộng với tâm lý của người dân đang dần chuyển sang thói quen mua sắm chi tiêu hợp lý trong dịp Tết nên giá cả sẽ ổn định.

Một số nơi giá rau củ tươi, thủy hải sản tăng hơn 20% so với trước Tết. (Ảnh minh họa)

 

Tại TP. Hồ Chí Minh sức mua giảm. Từ ngày mùng 2 Tết, một số siêu thị tại TP. Hồ Chí Minh như Coop mart, Satra… hoạt động trở lại, nhưng thời gian hoạt động ngắn hơn so với ngày thường phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Một số chợ truyền thống, chợ đầu mối hoạt động trở lại nhưng với số lượng sạp ít. Chủ yếu mua bán lương thực thực phẩm thiết yếu rau, củ và trái cây, có nhiều mặt hàng chưa nhập do còn hàng tồn đọng, thương nhân bán hàng lấy ngày khai xuân.

Người dân cũng đã mua sắm đầy đủ vào các ngày trước đó nên sức mua giảm, mãi lực thấp và không còn mua nhiều như các ngày trước Tết. Giá cả hàng hóa các mặt hàng lương thực, thực phẩm, trái cây, rau củ quả vẫn ổn định, giảm nhẹ so với những ngày trước Tết.

Ở chợ truyền thống, giá cả các mặt hàng thiết yếu từ chiều ngày mùng 1 Tết đến sáng ngày mùng 2 Tết cơ bản ổn định do người dân đã mua đủ nhu cầu cho những ngày vui Tết. Các siêu thị đã đăng ký tham gia chương trình bình ổn nên giá cả các mặt hàng tại siêu thị, cửa hàng tiện ích vẫn ổn định.

Ngoài ra, các siêu thị, cửa hàng tiện ích thực hiện các chương trình khuyến mại, kích cầu tiêu dùng với các hình thức tặng quà, giảm giá… khuyến khích người dân gia tăng mua sắm, tăng doanh thu của các doanh nghiệp phục vụ Tết.

Một số địa phương, từ ngày mùng 2 Tết, ngoài chợ dân sinh tập trung chủ yếu bán một số mặt hàng thịt lợn và các loại rau xanh, củ quả, nhiều siêu thị cũng mở cửa. Giá cả ổn định so với ngày thường. Nhiều mặt hàng vẫn giảm giá nên thu hút đông người mua.

Để bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường, cơ quan chức năng ở các địa phương vẫn tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi sát diễn biến thị trường, kịp thời điều tiết hàng hóa, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá.

Lãnh đạo các tỉnh, thành phố chỉ đạo các lực lượng chức năng trên địa bàn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thị trường; công tác an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự, xử lý các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường và tâm lý hoang mang cho người tiêu dùng; Đẩy mạnh triển khai các hoạt động hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm hỗ trợ sản xuất trong nước và thúc đẩy lưu thông hàng hóa kết hợp cung ứng hàng hóa bình ổn thị trường dịp Tết cho các địa bàn dân cư.

Trên địa bàn của các tỉnh, thành phố ở thời điểm hiện tại tương đối ổn định, không có trường hợp tăng giá bất thường do găm hàng, thiếu nguồn cung.

Triển khai nhiều giải pháp nhằm bình ổn giá cả thị trường

Để tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán, các bộ, ngành, địa phương cần thực hiện nghiêm Chỉ thị số 26-CT/TW ngày 23/11/2023 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Giáp Thìn 2024 và Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 15/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm.

Theo Cục Quản lý giá, các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, đưa hàng Tết đến các vùng sâu vùng xa, tổ chức các hội chợ Xuân, các chương trình khuyến mại, giảm giá…

Cùng với đó, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố đã chủ động tham mưu cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân chỉ đạo các sở, ban, ngành theo dõi sát diễn biến cung, cầu hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trước, trong và sau Tết, chủ động chuẩn bị nguồn hàng hóa dồi dào, giá cả hợp lý đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cho nhân dân, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, không để xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá làm mất ổn định thị trường giá cả hàng hóa và dịch vụ.

Các tỉnh đã linh hoạt, chủ động trong tổ chức triển khai các giải pháp bình ổn giá cả thị trường. Tùy điều kiện thực tế tại địa phương về cung cầu hàng hóa, đẩy mạnh xã hội hóa chương trình bình ổn thị trường, khuyến khích các doanh nghiệp tự nguyện tham gia.

Các doanh nghiệp lớn, hệ thống siêu thị, doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn đã chủ động nhập hàng dự trữ phục vụ Tết Nguyên đán và có kế hoạch tổ chức các hoạt động phục vụ Tết như bán hàng lưu động, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tổ chức bán hàng đến cận Tết và bán sớm sau Tết để bảo đảm tình trạng khan hiếm hàng hóa không xảy ra, ổn định giá cả thị trường.

Cục Quản lý giá dự báo, một số yếu tố gây áp lực lên mặt bằng giá trong và sau Tết, quý I trùng với thời điểm diễn ra nhiều hoạt động lễ hội cuối năm và Tết Nguyên đán Giáp Thìn, giá cả thường có biến động tăng theo quy luật vào trước và sau Tết (trong tháng Giêng là tháng lễ hội nên thường giá các hàng hóa, dịch vụ phục vụ ăn uống, vui chơi, đi lại sẽ tăng).

Trong Tết, hầu như ít có giao dịch mua bán ngày mùng 1, mùng 2 nên giá cả thường ổn định như trước Tết. Các ngày nghỉ Tết tiếp theo giá cả sẽ có khả năng tăng giá cục bộ tại các chợ dân sinh đối với mặt hàng thực phẩm tươi sống và hoa tươi do người dân mua sắm phục vụ ăn uống, thắp hương ngày Tết.

Cục Quản lý giá kiến nghị từ ngày mùng 3 Tết, như mọi năm thị trường sẽ dần sôi động hơn do nhu cầu đi lại tăng lên và các trung tâm, địa điểm vui chơi sẽ bắt đầu mở cửa trở lại.

Các bộ, ngành, địa phương tiếp tục theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động phương án bảo đảm cân đối lượng hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng, gây tăng giá đột biến.

Các siêu thị lớn đã mở cửa. (Ảnh minh họa).

 

Bước sang năm 2024, bám sát mục tiêu kiểm soát lạm phát và linh hoạt trong điều hành giá là nhiệm vụ, thách thức cho các cơ quan quản lý Nhà nước để đạt được ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ, thúc đẩy phát triển kinh tế trong bối cảnh dự báo tình hình kinh tế thế giới tiếp tục tiềm ẩn nguy cơ bất ổn và tốc độ phục hồi chậm, biến động địa chính trị gia tăng.

Vì vậy, các cơ quan chức năng cần chủ động dự báo, tính toán, xây dựng và cập nhật kịch bản điều hành giá các mặt hàng thiết yếu theo lộ trình thị trường nhằm bảo đảm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra; đồng thời tiếp tục thực hiện lộ trình thị trường đối với giá dịch vụ công và các mặt hàng do Nhà nước quản lý trên cơ sở đánh giá, tính toán kỹ tác động để tránh gây xáo trộn lớn về mặt bằng giá cả.

Trong đó, tập trung theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nhất là các mặt hàng mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm để chủ động có phương án hoặc đề xuất với các cấp có thẩm quyền các biện pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá theo thẩm quyền.

Tổ chức thực hiện hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại tại các khu vực biên giới, cảng hàng không, các kho hàng, điểm tập kết hàng hóa...; kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt tại các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ… không để nhân dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.

Đọc thêm

Xem thêm