Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:09 31/05/2023

Săn mật ong - Nghề nguy hiểm bậc nhất rừng già Kon Chư Răng

Trung bình mỗi chuyến đi, một thợ săn mật ong rừng ở huyện Kbang (Gia Lai) sẽ bỏ túi vài triệu đồng. Tuy nhiên, để có những lít mật chất lượng này, họ phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy nơi “rừng thiêng nước độc”.

Hành trình săn “lộc rừng” ở Kbang

Những ngày đầu hè, chúng tôi có dịp được theo chân các thợ săn mật ong chính hiệu ở huyện Kbang. Đến hẹn lại lên, tranh thủ những lúc nông nhàn người dân ở các xã Đăk Roong, Krong, Sơn Lang lại rủ nhau vào rừng già săn loại đặc sản có 1-0-2 ở Tây Nguyên mang tên mật ong rừng. Đợt này, vị trí săn mật ong của họ là vùng đệm xung quanh khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng (huyện Kbang).

Theo anh Đinh Văn Thiêng (36 tuổi, trú tại xã Sơn Lang), thông thường mỗi chuyến săn mật ong rừng của nhóm sẽ kéo dài vài ngày, số tiền kiếm được sẽ tùy vào lượng mật ong thu được.

Đặc sản mật ong rừng ở Kbang

Đồng nghĩa với việc trước khi di chuyển, cả nhóm sẽ chuẩn bị đầy đủ các nhu yếu phẩm như gạo, mắm muối, thức ăn. Đặc biệt để lấy mật, nhóm của anh Thiêng đã chuẩn bị sẵn dụng cụ như áo mưa, bó lá cây khô, kèm vài lá xanh để đốt tạo thành đuốc khói, túi đựng mật, dao cắt mật...

Trên chiếc xe máy cà tàn, anh Thiêng dẫn chúng tôi vượt qua những cánh rừng già để tìm các tổ ong. Sau vài giờ đồng hồ băng rừng, cả nhóm 6 người dừng lại ở cánh rừng giáp ranh giữa xã Sơn Lang và Đăk Roong. Ngay khi vừa thấy những đàn ong bay vòng quanh khu vực này, 6 người đàn ông trên tay đã cầm sẵn rựa và nhánh cây đuổi theo đàn ong để có thể tìm về tổ của chúng.

Thợ săn đã rất vất vả trong hành trình sở hữu được những lít mật ong rừng giá trị

“Ở cánh rừng Kbang có nhiều loại ong và mỗi loài ong đều sẽ có một tập tính và cách làm tổ khác nhau, có loài sẽ làm trên cành cây cao, cũng có loài sẽ làm trong lòng đất. Tuy nhiên, phần lớn ong rừng Kbang thường đóng trên cây cao và gần nguồn nước. Kinh nghiệm để nhanh chóng tìm thấy tổ ong là đi theo hướng bay của ong”, anh Thiêng chia sẻ.

Anh Thiêng vừa dứt lời cũng là lúc cả nhóm đã kịp tìm thấy tổ ong. Giữ khoảng cách chừng 20m, nhóm của anh Thiêng bắt đầu lấy củi khô, lá xanh quấn vào nhau tạo thành bó đuốc khói. Khi đã chuẩn bị xong, anh Thiêng cột bó đuốc vào người, mang túi, dao và trùm mảnh lưới vào đầu rồi nhanh nhẹn leo lên ngọn cây để tìm cách lấy mật.

Những lít mật ong rừng nguyên chất giúp người dân có thêm thu nhập trang trải cuộc sống

Khi đã tiếp cận tổ ong, anh thợ săn này dùng cây đuốc xua đuổi xung quanh và liên tục thổi khói vào tổ rồi nhanh tay cắt từng mảng sáp chứa mật, để lại phần sáp chứa nhộng. Công đoạn lấy mật được anh Thiêng thực hiện rất nhanh gọn, bởi nếu ở trên cây quá lâu, hết khỏi đàn ong sẽ rất dễ phát hiện và tấn công.

Theo những thợ săn mật ong rừng ở Kbang, do ong rừng hút mật từ nhiều loài hoa nên mật ong rừng sẽ không có mùi hương đặc trưng của một loài hoa nào. Mật ong rừng có mùi thơm tự nhiên, nồng… Khi nếm mật ong rừng sẽ cảm nhận được vị ngọt thanh và cảm giác khé cổ, đặc biệt rất nhanh say.

Đầy rẫy nguy hiểm khi săn mật ong rừng

Theo chân những thợ săn này, chúng tôi mới biết được điều cấm kỵ khi lấy mật là tuyệt đối không được cắt hết cả tổ để chúng tiếp tục sinh sôi. Đặc biệt, ở đây người dân luôn có ý thức bảo vệ rừng, không tác động đến cây hoặc thực vật… Khi thấy những hành động vi phạm lâm luật, họ sẽ báo cho lực lượng chức năng xử lý.

Những thợ săn này luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm khi leo lên cây cao lấy mật ong rừng

Mùa săn mật ong rừng thường nở rộ vào khoảng tháng 4-6 dương lịch. Mật ong rừng sẽ giao động từ 400.000 đến 500.000 đồng/lít. Bởi mật ong rừng rất giá trị và quý hiếm nên từ lâu đã trở thành đặc sản của Tây Nguyên.

Trung bình mỗi chuyến đi từ 2-3 ngày, một thợ săn mật ong sẽ bỏ túi từ 1-2 triệu đồng. Nếu có thời gian vào những cánh rừng sâu thì cơ hội kiếm tiền cũng sẽ tăng lên gấp bội. Tuy nhiên, để có những lít mật chất lượng này, họ cũng phải đối mặt với vô vàn hiểm nguy nơi “rừng thiêng nước độc” như bị ong đốt, rắn rết cắn, ngã từ trên cây cao…

Người Ba Na ở Kbang luôn có những điều cấm kỵ để loại "lộc rừng" này mãi sinh sôi, nảy nở và không bị tận diệt

Trò chuyện với chúng tôi, anh Đinh Văn Vất (35 tuổi, trú xã Sơn Lang) cho biết: “Đối với công việc lấy mật cũng thất thường lắm, hên thì có ngày được vài chục lít nhưng xui thì cả ngày cũng không tìm được tổ nào. Nghề săn mật ong luôn phải đối mặt với những nguy hiểm bởi phải trèo cao, leo núi, thác… Mọi người luôn quan niệm, nếu ai phạm đến rừng sẽ bị “Yàng” – trời trừng phạt, nhẹ thì bị ong đốt, nặng thì ngã cây, sông, suối vì vậy chúng tôi luôn chung tay bảo vệ rừng”.

Rừng Kbang có khá nhiều sản vật và dược liệu nổi tiếng có thể mang lại thu nhập khủng như quả xoay, mật ong, các loại sâm…Cũng vì vậy, tranh thủ thời gian rảnh người dân địa phương ở đây thường rủ nhau vào rừng kiếm thêm thu nhập từ những loại “lộc rừng” giá trị này.

Ông Nguyễn Hồng Quân- Phó giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng cho biết: “Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng có diện tích trên 15.000 ha. Tất cả 5 thôn, làng vùng đệm đều được nhận khoán quản lý bảo vệ rừng của khu bảo tồn theo hình thức giao khoán cho gần 300 hộ người Ba Na ở xã Sơn Lang. Trong quá trình kiểm tra, bảo vệ rừng, cơ quan chức năng tạo điều kiện cho người dân kiếm thêm thu nhập từ các loại lâm sản phụ như mật ong, nấm, dược liệu...trong vùng đệm khu bảo tồn, nhưng không ảnh hưởng hệ sinh thái".

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm