Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:48 25/07/2022

Nhiều người chấp nhận thay đổi công việc ở tuổi 30

Gánh nặng tài chính, chăm sóc con cái, phải cạnh tranh với thế hệ trẻ hay nhận ra công việc đang làm không còn phù hợp và muốn thử sức lĩnh vực mới, nhiều nhân viên văn phòng chấp nhận bỏ ngang vị trí ổn định để làm lại từ đầu ở tuổi 30…

Áp lực nặng nề

Tốt nghiệp ngành Kế toán tại một trường đại học top đầu tại Hà Nội, Nguyễn Khánh Huyền (30 tuổi, sống tại quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) ổn định với công việc văn phòng trong gần 3 năm. Sau đó, cô có nhiều lần chuyển đổi công việc như sale, marketing hay nhân viên chăm sóc khách hàng.

Tuy nhiên, sau khi mắc COVID-19 tới 2 lần với nhiều triệu chứng nặng, cô gái 30 tuổi đã có một thời gian dài phải tạm dừng công việc, ở nhà chăm sóc gia đình và điều trị, khắc phục di chứng nghiêm trọng sau khi mắc bệnh.

“30 tuổi chưa phải là “lớn” hay “già”, nhưng tất cả dự tính của mình tan biến theo từng sự việc. Mình bắt đầu rải CV khắp nơi nhưng đổi lại toàn nỗi thất vọng khi không có nơi nào đồng ý nhận”, Khánh Huyền kể.

Ở tuổi 30, Khánh Huyền quyết định thay đổi công việc một lần nữa để trở thành một freelancer

Cô gái trẻ quyết định trở thành một freelancer và bắt đầu nhận những việc như viết content, viết kịch bản một số chương trình do bạn giới thiệu. Thời gian đầu, công việc khá trôi chảy vì đa phần những việc Khánh Huyền nhận không quá phức tạp và cô cũng nhận được nhiều sự giúp đỡ từ bạn bè. Tuy nhiên, dần dần, khi công việc dần ít đi và độ phức tạp gia tăng, công việc của Khánh Huyền gặp nhiều vấn đề hơn.

“Thứ nhất, mình không đủ trẻ, khỏe và năng lượng như nhiều bạn kém tuổi. Thêm nữa, mình có con nhỏ nhưng lại không có người phụ giúp. Dù mình có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí nhất định nhưng nếu so với ứng viên trẻ hơn thì nhiều công ty sẽ chọn họ vì mức lương lúc bắt đầu làm việc và khả năng xử lý vấn đề linh hoạt, nhanh chóng hơn của các bạn ấy. Hơn nữa, các bạn trẻ bây giờ rất giỏi, muốn theo kịp họ thì mình còn phải học nhiều”, Khánh Huyền chia sẻ.

Linh Phương (29 tuổi, sống tại quận Long Biên, Hà Nội) vừa quyết định rời bỏ công ty cũ hồi đầu năm nay sau 4 năm vì không có sự thăng tiến trong công việc. Từ làm về hành chính tại văn phòng, cô chuyển sang mảng nhân sự.

Công việc mới giúp Linh Phương có cơ hội học thêm và rèn luyện kỹ năng trong công việc cũng như tiếp xúc với nhiều người hơn. Tuy nhiên, cô thừa nhận có không ít áp lực.

Linh Phương từ bỏ công việc sau nhiều năm cống hiến mà không có sự thăng tiến

“Đầu tiên, 30 tuổi được coi là khá lớn để bắt đầu công việc mới, mình sẽ khó cạnh tranh với các bạn trẻ. Nhiều công ty ngại tuyển độ tuổi này vì nhiều lý do như chi phí trả lương cao hơn, cách làm việc theo nếp cũ. Ngoài ra, tầm tuổi này thường đã lập gia đình, không thể cống hiến toàn bộ thời gian và sức lực cho doanh nghiệp như người độc thân”, cô nói.

Cũng theo Linh Phương, khi bắt đầu lại sự nghiệp, hãy xác định làm điều mình thích thay vì chạy theo mức lương thì sẽ bớt áp lực hơn. Cô cũng cho rằng việc vừa làm, vừa trau dồi kỹ năng không phải vấn đề lớn, quan trọng là cần có quyết tâm và tinh thần cầu thị.

Chấp nhận bắt đầu lại ở vị trí thấp hơn

Khác với nhiều người chuyển việc khi gặp khó khăn ở nơi cũ hoặc có biến cố trong cuộc sống, Trịnh Nguyễn Thu Trang (30 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) quyết định chuyển nghề vì khám phá ra tiềm năng thu nhập của ngành nghề khác khi tình yêu với công việc trước đã không còn nữa.

Cô gái trẻ từng có 5 năm liên tục làm lễ tân trước khi quyết định trở thành một designer vào cuối năm 2021. Thời điểm đầu mới chuyển ngành, cô mang tâm lý "lương ở nơi mới phải cao hơn hiện tại" khi designer đang là một công việc mang lại thu nhập hấp dẫn. Cô gái 30 tuổi nghĩ đơn giản là đã bỏ việc thì thu nhập cũng phải tăng để bù cho các rủi ro. Chính tư duy này đã khiến cô khá căng thẳng và stress lúc mới đổi việc.

"Thực tế ngược lại hoàn toàn so với những gì mình nghĩ. Dù làm ở vị trí trưởng bộ phận ở công việc cũ nhưng khi tới nơi mới, mình chỉ có sự yêu thích mà thiếu hụt kỹ năng, chưa có kinh nghiệm, không có mối quan hệ trong ngành. Mình đã không nhận ra rằng nhà tuyển dụng đàm phán lương trên giá trị năng lực và tiềm năng đáp ứng công việc, chứ không phải tuổi đời”, Thu Trang nói.

Thu Trang chấp nhận từ bỏ công việc lễ tân để bắt đầu làm một designer ở tuổi 30

Sau gần một năm làm việc tại công ty mới, cô mới hiểu khi bắt đầu ở một môi trường hoàn toàn mới, cô không khác gì một thực tập sinh học việc. Thu Trang nhận ra thêm rằng kiến thức, trải nghiệm, cơ hội trong tương lai cũng chính là một loại giá trị mà cô cần cân nhắc, chứ không chỉ nhìn vào tiền lương.

"Sau gần một năm, mình đang dần áp dụng và chuyển đổi kiến thức nền ở lĩnh vực cũ sang nhiệm vụ mới. Ngoài ra, mình còn được cử đi học một số khóa học chuyên ngành cũng như tự đăng ký thêm các lớp học online về đồ họa. Tháng 5 vừa rồi, mình đã được tăng lương và có nhiều đãi ngộ tốt hơn. Có lẽ rằng nều chấp nhận đánh đổi trong một thời gian, lùi một bước thì chúng ta sẽ tiến hai bước xa hơn", Thu Trang thẳng thắn.

Dù vậy, Thu Trang cũng thừa nhận vẫn chưa quen khi nhận số tiền cuối tháng ít hơn trước. Sự lo lắng không biết bao giờ mới trở lại được như con số ngày trước luôn ở trong đầu Minh Trang. Vậy nên, cô cho rằng, điều quan trọng trước khi chuyển ngành là hãy có cho mình một khoản tiết kiệm vì rất có thể sẽ thiếu hụt chi tiêu trong một thời gian dài khi thay đổi công việc mới.

Đọc thêm

Xem thêm