Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 13/05/2023

Người trẻ không còn muốn bận rộn

Thời điểm hiện tại, đối với nhiều người trẻ, sự tất bật, bận rộn tối ngày với công việc không còn là thước đo chứng tỏ sự thành công hoặc hiệu quả. Giờ đây, khả năng cân bằng giữa công việc và cuộc sống mới là điều họ đang thực sự quan tâm.

“Lắc đầu” với bận rộn

Tối thứ 6 hàng tuần, sau khi kết thúc công việc tại công ty, Minh Đạt (27 tuổi, sống tại quận Đống Đa, Hà Nội) gác lại toàn bộ công việc đang dở dang, dành thời gian gặp bạn bè tại một quán bar quen thuộc của cả nhóm.

Đều đặn cả năm ngày trong tuần, nam nhân viên thiết kế đồ họa này đến công ty lúc 8h30 và ít khi nào rời khỏi văn phòng trước 21h đêm. Đổi lại, chàng trai trẻ đưa ra yêu cầu đối với quản lý của mình 2 ngày nghỉ trọn vẹn vào cuối tuần, không làm thêm việc. "Mình lo sợ mất kết nối xã hội nếu để công việc cuốn đi", Đạt nói.

Trong những năm đầu của sự nghiệp, Minh Đạt từng là một người cuồng công việc chính hiệu. Với một môi trường đòi hỏi sự sáng tạo và tập trung cao, Đạt luôn tỏ ra bận rộn với bút vẽ, laptop và máy tính bảng trên tay.

Minh Đạt hài lòng với kế hoạch 5 ngày làm việc mỗi tuần của mình

Có nhiều ngày, chàng trai trẻ làm việc liên tục từ 12 đến 14 tiếng, mắt như "dán" vào màn hình với hàng loạt dự án cần xử lý. Trong mắt nhiều người, Minh Đạt chắc hẳn có thu nhập rất cao với cường độ công việc như vậy. Thế nhưng, chỉ anh mới biết mình đang "bận rộn vô nghĩa" bởi năng suất làm việc còn thấp, trong khi thời gian cho cuộc sống cá nhân lại quá ít ỏi.

"Giai đoạn mới đi làm, đầu óc mình tập trung rất kém, chuyên môn lại chưa vững nên làm mọi thứ mất thời gian. Một ngày làm việc rất dài, nhưng mình nhẩm tính hiệu suất chẳng đáng là bao. Trên thực tế, tôi chỉ bận rộn chứ không hiệu quả", Minh Đạt nói.

Cho đến khi thấy cơ thể báo hiệu vấn đề sức khỏe, Minh Đạt nhận ra sự bận rộn không hề mang nhiều ý nghĩa tích cực như mình nhầm tưởng. Chàng trai trẻ loay hoay tìm cách làm việc ít hơn, ưu tiên chất lượng sản phẩm thay vì số lượng.

"Đầu tiên, mình phải học cách từ chối. Thay vì cặm cụi với hàng loạt nhiệm vụ từ sếp, mình chỉ nhận khối lượng công việc vừa đủ, sau đó sắp xếp theo thời gian biểu nhằm tối ưu hiệu quả làm việc. May mắn thay, giờ đây mình thấy mọi khía cạnh cuộc sống được cải thiện nhờ điều này", Minh Đạt chia sẻ.

Tương tự Minh Đạt, Thùy Linh (25 tuổi, sống tại quận Long Biên, Hà Nộii) cũng từng chạy theo guồng công việc hối hả. Cấp trên liên tục giao nhiệm vụ, cá nhân cô lại cố gắng ôm đồm, kết quả, cô gái trẻ gần như kiệt sức trong khi không còn một chút thời gian cho gia đình, bạn bè và chính bản thân mình.

"Sau vài năm đi làm, mình nhận thấy rõ sự bận rộn không hề đại diện hay minh chứng cho thành công. Đối với mình, nhân sự có năng lực là người có thể cân bằng và quản lý thời gian. Không ai làm việc hiệu quả liên tục nếu không dành thời gian để tái tạo năng lượng và nghỉ ngơi", cô gái trẻ nói.

Đối với Thùy Linh, nhân sự có năng lực là người có thể cân bằng và quản lý thời gian

Nếu như Minh Đạt có quy tắc chỉ làm việc 5 ngày/tuần, Thùy Linh lại linh hoạt hơn. Tùy vào tính chất công việc, cô gái 25 tuổi sẽ phân bổ thời gian phù hợp. Ví dụ, nếu dự án gấp gáp, đòi hỏi về trễ hoặc tăng ca vào cuối tuần, Thùy Linh sẽ vẫn đồng ý. Tuy nhiên, sau đó, cô yêu cầu được nghỉ ngơi dài ngày.

"Công việc có những giai đoạn nước rút, cần cường độ làm việc cao. Nhưng mình chỉ “gói gọn” sự bận rộn đó vào một khoảng thời gian nhất định mà thôi. Sau đó, mình sẽ xả hơi bằng một chuyến du lịch. Lúc này, mình nghĩ cấp trên cần thấu hiểu và tạo điều kiện", Thùy Linh chia sẻ.

Cần sự hiệu quả

Với Đức Huy, (leader của một nhóm start-up trong lĩnh vực design) sự hiệu quả trong cách thức làm việc của nhân sự là điều nên được ưu tiên hàng đầu của các nhà quản lý. Theo anh, nhân viên của mình có thể bận rộn hoặc nhàn rỗi, thậm chí tự lựa chọn thời gian làm việc trong tuần. Tuy nhiên, họ đều cần đảm bảo hiệu suất công việc và không gây ảnh hưởng đến tập thể.

"Mình không đánh giá nhân viên dựa trên số giờ làm hay sự bận rộn. Thứ duy nhất mình cần là kết quả", Đức Huy nói. Anh cũng cho biết thêm công ty mình khuyến khích nhân viên làm việc theo mô hình hybrid working (kết hợp làm việc tại văn phòng và từ xa).

Đức Huy cho rằng nhân sự trẻ ngày nay rất coi trọng việc cân bằng, bản thân anh cũng vậy. Từ góc độ nhà quản lý, anh nhận thấy việc đáp ứng nguyện vọng của nhân viên và hiệu quả công việc chung là một bài toán khó. Nhưng anh vẫn cố gắng theo đuổi xu hướng làm việc tự do nhằm giữ chân nhân viên của mình.

"Cân bằng công việc và cuộc sống không chỉ là việc riêng của nhân sự mà cần sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp, nhà quản lý nhằm đảm bảo xây dựng môi trường làm việc lành mạnh. Tuy nhiên, khi được tạo điều kiện, các nhân viên trẻ cần có tính kỷ luật cá nhân cao", Đức Huy chia sẻ.

Theo một khảo sát mới đây của Google, 40% người lao động trẻ cho biết cứ vài lần một tuần sẽ nghĩ đến chuyện bỏ việc. Nguyên nhân được xác định do sức khỏe tinh thần hoặc thể chất kém (24%), không thể linh hoạt thời gian, địa điểm làm việc (21%) và thiếu cân bằng giữa công việc và cuộc sống (30%). Còn lại là những lý do khác.

Sự tất bật, bận rộn tối ngày với công việc không còn là thước đo chứng tỏ sự thành công hoặc hiệu quả của nhiều người trẻ

Khi sự cân bằng mới là thước đo, chuẩn mực của thành công, các chuyên gia nhận định rằng người lao động cần sắp xếp lịch trình làm việc và giải trí phù hợp. Đơn giản nhất, họ hãy sử dụng hết ngày phép trong năm, dành thời gian đi du lịch hoặc nghỉ ngơi dài ngày. Nhân sự cũng có thể tắt các thiết bị điện tử sau giờ làm, đề nghị chia sẻ công việc khi quá tải hoặc chí ít là nói ra nếu cần sự giúp đỡ.

Còn từ góc độ doanh nghiệp, theo nhiều chuyên gia và các nhà quản lý, việc chú trọng vào kết quả sẽ tốt hơn nhiều so với việc bới móc lỗi lầm. Cấp quản lý cần đưa ra quy trình làm việc linh hoạt, cho phép nhân sự tự quản lý thời gian của chính mình.

Thu Hoài (trưởng phòng kinh doanh tại một công ty thời trang) có quan điểm tương tự Đức Huy. Cô cho rằng đã xa rồi giai đoạn sếp bắt buộc nhân viên phải làm việc cật lực, bán sức. Điều họ quan tâm là hiệu quả công việc và môi trường làm việc thoải mái, nhiều cảm hứng.

"Ai cũng mong mỏi sự cân bằng, mình cũng vậy. Vì lẽ đó, mình không muốn nhân viên của mình bận rộn tối ngày mà không dành thời gian cho việc giải trí. Tinh thần thoải mái mang lại hiệu quả công việc cao hơn hẳn so với sự tất bật vô nghĩa.

Tuy nhiên, mình hy vọng nhân viên của mình hiểu rõ khái niệm “cân bằng”. Nếu sự tự do của họ khiến bộ phận bị ảnh hưởng, không đảm bảo tiến độ, mình sẽ nhắc nhở để họ xem xét lại “cán cân” nhu cầu của mình”.

Đọc thêm

Xem thêm