Thị trường hàng hóa
Ngày 15/6/2022 vừa qua, sau cuộc họp chính sách định kỳ tháng 6, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm %, lên mức 1,5%-1,75%. Đây là mức tăng lãi suất lớn trong vòng 28 năm nhằm kiềm chế lạm phát. Trong nước, dù các thông tin báo cáo cho thấy lạm pháp vẫn trong chỉ số cho phép, tuy nhiên thực tế tất cả các mặt hàng đang tăng giá chóng mặt. Giá xăng tăng 12 lần trong 6 tháng đầu năm, hiện đã trên 32.575 đồng/lít. Các loại thực phẩm tăng bình quân 10%.
Trong đầu tư, lạm phát là một yếu tố được rất nhiều người quan tâm bởi nó ảnh hướng đến rất nhiều những kết quả dự đoán trong tương lại của mỗi nhà đầu tư. Đối với những mục tiêu tài chính dài hạn như việc nghỉ hưu hay để dành tiền cho những mục tiêu sau này, lạm phát có thể phá hỏng mọi thứ. Trước mỗi kì lạm phát, những câu hỏi như: Lạm phát thì nên đầu tư vào đâu? Có nên bỏ hết trứng vào một rổ?... là những câu hỏi phổ biến được các nhà đầu tư quan tâm. Các chuyên gia đã đưa ra lời khuyên và gợi ý về một số kênh đầu tư như sau:
Vàng là ưu tiên hàng đầu của các nhà kinh tế và nhà đầu tư trong các giai đoạn lạm phát, bởi loại tài sản này có độ an toàn cao, đồng thời được cho là công cụ chống lạm phát hiệu quả. Nguyên nhân bởi đây là kim loại quý, có giá trị sử dụng và cũng là phương pháp thanh toán từ rất lâu. Và quan trọng hơn cả, đó là chính phủ có thể tin thêm tiền, nhưng không thể in thêm vàng.
Vì thế, trong dài hạn, giá vàng chỉ có thể tăng. Tuy vậy nhược điểm của vàng là không thể tăng trưởng trong ngắn hạn và dù có tăng thì mức tăng cũng khá mỏng. Do đó đây được xem như một hình thức “của để dành” của nhiều người Việt, thay vì một kênh đầu tư hái ra tiền.
Bất động sản cũng là một loại hàng hóa. Do đó trong thời điểm lạm phát, giá trị của tài sản này vẫn có khả năng tăng. Sự tác động gián tiếp đến các yếu tố như giá vật liệu, giá cả hàng hóa, giá thuê nhà… cũng khiến giá nhà có xu hướng đi lên trong các đợt lạm phát.
Tuy vậy, nhà đầu tư cũng cần cân nhắc cách bất động sản ứng phó với lạm phát, bởi đại dịch Covid-19 đã thay đổi khá nhiều thị trường và thói quen người tiêu dùng. Các chuyên gia cho rằng nhu cầu bất động sản thương mại, chẳng hạn như văn phòng, cửa hàng bán lẻ vẫn khó bứt phá vì nhiều công ty đang áp dụng chính sách làm việc từ xa cho nhân viên.
Trong khi đó, bất động sản nhà ở nội và ngoại thành, bao gồm cả nhà liền thổ và căn hộ, vẫn được cho là dòng sản phẩm an toàn, có thanh khoản tốt. Nhu cầu bến bãi, kho hàng cũng sẽ gia tăng, do vai trò then chốt của chuỗi cung ứng đối với thương mại toàn cầu trong tương lai hậu dịch COVID-19.
Có nhiều cách khác nhau mà nhà đầu tư rót vốn vào thị trường cổ phiếu, tùy thuộc vào điều kiện và khẩu vị rủi ro, bao gồm mua cổ phiếu của nhiều công ty hoặc tham gia vào các quỹ ETF.
Cổ phiếu mang lại cho nhà đầu tư một phần của công ty và lợi nhuận thông qua cổ tức, và lợi nhuận lớn hơn khi bán cổ phiếu nếu công ty phát triển. Đặc biệt nhất, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và không đòi hỏi nhà đầu tư phải có lượng vốn ban đầu lớn.
Khi có nhiều kinh nghiệm và nguồn lực hơn, nhà đầu tư có thể rót một số tiền lớn vào một công ty cụ thể bằng cách thường xuyên đổ thêm tiền vào đó. Với sự tăng trưởng của công ty, nhà đầu tư vừa nhận được cổ tức, vừa có khả năng tăng vốn chủ sở hữu lên nhiều lần. Mua cổ phiếu theo cách này đòi hỏi một chiến lược dài hạn và có hiểu biết sâu về ngành nghề cũng như doanh nghiệp mà bạn đầu tư.
Với các ETF, nhà đầu tư sẽ rót vốn vào một rổ cổ phiếu thuộc nhiều ngành nghề hoặc quốc gia khác nhau. Mỗi ETF được điều hành bởi một công ty quản lý quỹ, người sẽ giúp nhà đầu tư đưa ra các quyết định. Tuy nhiên, nhà đầu tư sẽ phải trả một khoản phí quản lý hoặc phí môi giới.
Sở hữu tiền mặt gửi ngân hàng là một điều tuyệt vời, bởi người gửi có thể lấy tiền mặt ra bất kỳ lúc nào cần. Ở thời điểm hiện tại, lãi suất tiền gửi khá thấp. Tuy nhiên, khi lãi suất vay thế chấp tăng, thì lãi suất tiền gửi cũng tăng và người gửi sẽ được hưởng tiền lãi nhiều hơn.
Tuy vậy, tiền mặt không được coi là một khoản đầu tư dài hạn tốt và sinh lợi cao so với cổ phiếu và bất động sản thương mại. Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm tạo nên một danh mục đầu tư đa dạng, phù hợp với những người theo đuổi sự thận trọng và an toàn. Nhiều quỹ đầu tư cũng phân bổ một phần tiền gửi để theo đuổi chính sách đa dạng hóa.
Nhìn chung mỗi kênh đầu tư đều có ưu và nhược điểm nhất định. Nhưng hãy nhớ rằng luôn có những chuyên gia có thể giúp nhà đầu tư cá nhân tìm ra các khoản đầu tư phù hợp để đáp ứng nhu cầu, mục tiêu và khả năng chấp nhận rủi ro của từng người.
Điều cần thiết là nhà đầu tư hiểu được mình có thể chấp nhận rủi ro đến đâu. Cơ hội lợi nhuận cao hơn cũng đi kèm với rủi ro cao hơn, nhất là trong thời kỳ lạm phát như hiện nay. Do vậy, hãy luôn bình tĩnh, đa dạng các kênh đầu tư và luôn chuẩn bị sẵn kế hoạch để đối phó với mọi tình huống phát sinh. Chúc các bạn sẽ có những chiến lược và sự lựa chọn đầu tư khôn ngoan, đúng đắn!
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm