Thị trường hàng hóa
Khi châu Âu bước vào mùa đông và các lệnh trừng phạt vẫn còn áp dụng đối với khí đốt và dầu của Nga, chính quyền Đức đã đẩy nhanh các cuộc đàm phán với nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hàng đầu thế giới - Qatar để thay thế cho nguồn cung cấp khí đốt bị mất của Nga.
Theo bình luận vào tuần trước từ Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Qatar Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, nước này đang đàm phán với một số công ty Đức (cụ thể là gã khổng lồ khí đốt RWE và Uniper).
Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết thêm, lịch trình giao hàng và khối lượng đang thảo luận sẽ chỉ là giải pháp một phần cho cuộc khủng hoảng khí đốt mà châu Âu phải đối mặt và thậm chí giải pháp này sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện.
Trong những thỏa thuận cụ thể tiếp nối từ hai sáng kiến lớn do Đức thực hiện sau các lệnh trừng phạt đối với Nga. Việc đầu tiên là tăng cường các cơ chế phân phối khí đốt vào châu Âu, trong đó, gấp rút xây dựng bốn cơ sở nhập khẩu LNG nổi trên bờ biển phía Bắc và hai bến thường trực trên bờ, theo các nguồn tin trong bộ máy an ninh năng lượng của EU được OilPrice.com chia sẻ.
Được biết, những kế hoạch trên sẽ chạy song song với kế hoạch của Qatar cung cấp cho Đức nguồn cung cấp LNG đáng kể từ bến cảng Golden Pass ở Bờ Vịnh Texas, Mỹ. Oilprice đưa tin, tập đoàn QatarEnergy nắm 70% cổ phần, tập đoàn khí đốt ExxonMobil (Mỹ) giữ phần còn lại.
Sáng kiến thứ hai là thúc đẩy sản xuất khí đốt trên mặt đất ở Qatar, sau đó có thể cung cấp cho châu Âu sau khi ký kết các thỏa thuận đối tác riêng biệt giữa tiểu vương quốc này với tập đoàn TotalEnergies (Pháp), Eni (Ý) tổng trị giá 30 tỷ USD.
Kế hoạch hợp tác giữa Đức và Qatar cũng phụ thuộc vào thời gian thực hiện kế hoạch Mở rộng Cánh đồng Bắc (North Field Expansion) điều này để lại khoảng chênh lệch lớn về nguồn cung giữa thời điểm châu Âu đặt mục tiêu thay thế toàn bộ khí đốt và dầu thô nhập khẩu của Nga. Trong khi đó, thời điểm Qatar dự kiến hoàn thành kế hoạch trên vào giữa năm 2024.
Vấn đề phức tạp đối với Đức và các quốc gia EU, hiện tại thị trường năng lượng với người mua và người bán sẽ rất ít thay đổi (trong thời gian ngắn, năng lượng Nga vẫn sẽ chiếm ưu thế), cách đây một thời gian, tiềm năng Qatar đóng vai trò là nguồn thay thế hoàn hảo cho nguồn cung cấp khí đốt từ Nga đã mất của EU là rất hạn chế.
Hiện tại, nhập khẩu LNG của Đức chỉ tính riêng từ Nga - không tính đến tất cả các quốc gia EU khác đã lên tới gần 43% tổng lượng LNG sản xuất của Qatar mỗi năm.
Do đó, Đức và châu Âu cần phải đảm bảo rằng họ có được những hợp đồng khổng lồ với các nhà cung cấp khí đốt khác rất nhanh chóng (từ bây giờ đến khi kế hoạch Mở rộng mỏ phía Bắc có hiệu lực từ năm 2025 đến năm 2027), nhưng rõ ràng, vì tất cả các nhà cung cấp đều biết điều này cần phải được thực hiện, cái giá phải trả cho việc này sẽ rất cao.
Một số nhà cung cấp năng lượng lớn của EU đang có những động thái nhằm đa dạng hoá nguồn cung khác Qatar, cụ thể Thủ tướng Đức Olaf Scholz gần đây đã có chuyến thăm Ả Rập Xê Út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, cũng như Qatar để thoả thuận và bàn bạc về vấn đề hợp tác phát triển năng lượng.
Theo các nguồn tin địa phương của UAE, sau chuyến thăm của ông Scholz và Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck, dự kiến nước này sẽ ký kết thỏa thuận An ninh năng lượng và Công nghiệp tăng tốc mới với UAE. Trong đó, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) sẽ cung cấp cho công ty RWE (Đức) một lô hàng LNG vào cuối năm 2022 tại nhà ga nhập khẩu LNG nổi ở Brunsbuttel, Đức. Đồng thời, vào năm 2023, ADNOC cũng sẽ chuẩn bị một số lô hàng LNG khác cho khách hàng Đức.
Trong khi đó, hàng loạt các gã khổng lồ khí đốt nền tảng của châu Âu đã có những phản ứng kịp thời trong việc đa dạng hoá nguồn cung khí đốt. Một tập đoàn tại Italy đã thông báo rằng giám đốc điều hành Claudio Descalzi đã gặp người đồng cấp từ ADNOC tại Abu Dhabi để thảo luận về việc đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án khí chua Ghasha và dự án Offshore Block 2. Nhượng quyền khai thác Ghasha là dự án phát triển khí chua ngoài khơi lớn nhất thế giới, không chỉ bao gồm mỏ Ghasha mà còn bao gồm các mỏ Hail, Hair Dalma, Satah, Bu Haseer, Nasr, SARB, Shuwaihat và Mubarraz.
Tiếp theo đó, Pháp đã ký kết thành công thuận đối tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực năng lượng với UAE nhằm tập trung vào việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho Pháp trong tương lai.
Mặc dù Pháp nhận được 20% lượng khí đốt nhập khẩu từ Nga - ít hơn nhiều so với một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU) khác, tuy nhiên, nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của nước này đã giảm gần 60% so với tháng trước trong tháng Sáu, vào khoảng 1,06 triệu tấn.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm