Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
16:11 23/06/2023

Hà Nội sẽ phải là “hạt nhân” của vùng Đồng bằng sông Hồng

Nhằm phát huy vị thế của một thành phố hạt nhân, Hà Nội được định hướng phát triển trở thành một đô thị thông minh, hiện đại có bản sắc, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước.

Vai trò đầu tàu, lan tỏa

Trong một sự kiện mới đây, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND Hà Nội đã phát biểu, Thủ đô Hà Nội là trung tâm của vùng Đồng bằng sông Hồng, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

“Hà Nội có vai trò đầu tàu, là hạt nhân có tính chất lan tỏa của vùng nói riêng và khu vực Bắc bộ nói chung trên hầu hết các lĩnh vực. Hà Nội còn xác định trọng trách, trách nhiệm của mình đối với phát triển vùng và cả nước”, ông Trần Sỹ Thành nhấn mạnh.

Nhận định này hoàn toàn đúng, bởi lẽ, từ cả nghìn năm trước, Hà Nội đã là “trái tim” của cả nước. Đặc biệt, ở thời điểm hiện tại, vùng Đồng bằng sông Hồng rất được chú trọng phát triển hạ tầng giao thông, nhiều tuyến đường cao tốc đã hoàn thành và đi vào hoạt động, có thể kể đến như cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Hạ Long, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai, Pháp Vân - Cầu Giẽ...

Các tuyến đường cao tốc này đi qua nhiều tỉnh, thành phố nhưng đều quy tụ tại một điểm đó là “trái tim” Hà Nội. Cũng nhờ các tuyến đường cao tốc, kinh tế Hà Nội không ngừng tăng trưởng và giữ vững vị thế của “người dẫn đầu”.

Với trọng trách là thành phố “hạt nhân” và trách nhiệm cho sự phát triển của cả vùng, Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thời gian tới, thành phố sẽ phát triển hạ tầng, đô thị theo hướng mạnh liên kết, phát triển vùng. Hà Nội tiếp tục đóng vai trò hạt nhân, lan tỏa.

Về thể chế, chính sách, Hà Nội sẽ phối hợp vùng với các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố thực hiện thí điểm một số mô hình, cơ chế, chính sách mới vượt trội, cạnh tranh quốc tế cao nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của Vùng và tam giác động lực tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Hà Nội cũng sẽ phát triển công nghiệp gắn với chuỗi liên kết giá trị và gắn với quá trình đô thị hóa, phía Bắc sông Hồng là hành lang kinh tế nối các thành phố công nghiệp lớn với các cảng biển tại Hải Phòng, Quảng Ninh.

Hình thành chuỗi đô thị Bắc sông Hồng (thành phố trong thành phố) kết nối thành vòng cung từ Việt Trì, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Móng Cái tạo thành hành lang kinh tế Bắc Bộ với đô thị lõi phía Bắc Hà Nội (Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh), trong tương lai đảm nhiệm vai trò đầu tàu thúc đẩy phát triển hành lang kinh tế này.

Hà Nội được phát triển trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ, du lịch mang tầm khu vực và quốc tế. Đối với ngành thương mại, du lịch, liên kết hợp tác về thương mại giữa các tỉnh/thành phố trong vùng cũng như các địa phương trong cả nước có vai trò rất quan trọng, nhằm đảm bảo khai thác hết các nguồn hàng của các địa phương.

Liên kết, hợp tác thương mại bắt đầu từ các giải pháp đồng bộ như quy hoạch phát triển thương mại toàn vùng Thủ đô và từng địa phương, nghiên cứu thành lập trung tâm xúc tiến thương mại quốc tế tại Hà Nội để hỗ trợ các địa phương phát triển và liên kết thương mại.

Hà Nội cũng hình thành các cụm, chuỗi liên kết du lịch vùng nhằm khai thác có hiệu quả cao tài nguyên du lịch rất phong phú của toàn vùng.

“Chúng tôi sẽ tăng cường liên kết trong việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh du lịch của Thủ đô và của các tỉnh, thành trong vùng. Liên kết giữa ngành du lịch với các ngành khác như ngành văn hóa, thương mại và phát triển cơ sở hạ tầng”, Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết.

Quyết liệt cho những mục tiêu lớn

Chủ tịch UBND Hà Nội cho biết, tính đến cuối năm 2021, ước tính quy mô GRDP của Hà Nội đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, chiếm 43% quy mô của vùng Đồng bằng sông Hồng và 16,2% GDP bình quân của cả nước.

Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố đặt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP (tổng sản phẩm nội địa) bình quân cao hơn mức tăng bình quân chung của cả nước. GRDP giai đoạn 2026 - 2030 tăng 8,0 - 8,5%/năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 12.000 - 13.000 USD. Tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội là thành phố kết nối toàn cầu, có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, với GRDP/người đạt khoảng 36.000 USD.

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh. Ảnh: T.L

“Kinh tế, văn hóa, xã hội của Hà Nội sẽ phát triển toàn diện, đặc sắc và hài hòa; tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm Thủ đô các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới”, Chủ tịch UBND Hà Nội khẳng định.

Để thực hiện những mục tiêu này, trong thời gian tới, Hà Nội sẽ đổi mới mô hình tăng trưởng, phát huy hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô. Trong đó, định hướng phát triển hạ tầng dịch vụ thông minh văn minh, hiện đại có giá trị gia tăng cao như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, logistic, phát triển công nghiệp văn hóa, du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là du lịch văn hóa.

Xây dựng một số khu vực của Hà Nội trở thành trung tâm mua sắm, trao đổi hàng hóa, dịch vụ hàng đầu của cả nước và khu vực, áp dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI) trong giao dịch và thanh toán.

Phát triển công nghiệp Thủ đô theo hướng công nghệ cao, hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng phát thải các - bon thấp, sử dụng tiết kiệm tài nguyên. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2030 khoảng 20%.

Phát triển khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo làm cơ sở để đổi mới mô hình tăng trưởng, tạo sự bứt phá nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trong đó trọng tâm là xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm đổi mới, sáng tạo hàng đầu của cả nước và khu vực với hạt nhân là Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, các viện nghiên cứu, trường đại học.

Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP vào năm 2030 chiếm 40%. Đồng thời, đẩy mạnh nghiên cứu các cơ chế, chính sách đột phá trong xây dựng hạ tầng số, hạ tầng phục vụ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, coi khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo là lực lượng sản xuất chính, là động lực hàng đầu, làm tiền đề và điều kiện tiên quyết cơ cấu lại nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng.

“Hà Nội phấn đấu trở thành trung tâm của vùng về phát triển công nghệ lõi, công nghệ số, xây dựng các cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp tham gia liên kết với các trường, viện, cơ sở nghiên cứu trên địa bàn thành phố”, ông Thanh nhấn mạnh.

Đọc thêm

Xem thêm