Thị trường hàng hóa
Tuy nhiên, vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước tăng 11,5% cho thấy sự quyết tâm, nỗ lực của Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương trong việc quyết liệt đẩy mạnh thực hiện nguồn vốn đầu tư công ngay từ các tháng đầu năm, nhằm tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cả trong ngắn hạn và dài hạn mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội quý I/2023 theo giá hiện hành ước đạt 583,1 nghìn tỷ đồng, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: vốn khu vực Nhà nước ước đạt 153 nghìn tỷ đồng, chiếm 26,2% tổng vốn đầu tư và tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước; khu vực ngoài Nhà nước đạt 328,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 56,4%, tăng 1,8%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 101,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 17,4% và giảm 1,1%.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) quý I/2023 ước đạt 91,5 nghìn tỷ đồng, bằng 13,4% kế hoạch năm và tăng 18,1% so với cùng kỳ năm trước (quý I/2022 bằng 12,9% và tăng 12,3%).
Theo cấp quản lý, vốn trung ương đạt 17,1 nghìn tỷ đồng, bằng 12,9% kế hoạch năm và tăng 33,4% so với cùng kỳ năm trước; vốn địa phương đạt 74,4 nghìn tỷ đồng, bằng 13,5% và tăng 15,1%.
Trong vốn địa phương quản lý, vốn NSNN cấp tỉnh đạt 50,7 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% và tăng 17,6%; vốn NSNN cấp huyện đạt 20,6 nghìn tỷ đồng, bằng 15,5% và tăng 11,6%; vốn NSNN cấp xã đạt 3,1 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% và tăng 0,8%.
Theo văn bản số 2746/BTC-ĐT báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn NSNN lũy kế 2 tháng, ước thực hiện 3 tháng kế hoạch năm 2023 của Bộ Tài chính, ước thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2023 là 73.192,092 tỷ đồng, đạt 9,69% kế hoạch (đạt 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó: vốn trong nước là 72.231,249 tỷ đồng (đạt 9,93% kế hoạch và đạt 10,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao) trong đó, vốn Chương trình mục tiêu quốc gia là 2.052,168 tỷ đồng, đạt 8,47% kế hoạch. Vốn nước ngoài là 960,843 tỷ đồng (đạt 3,43% kế hoạch).
Bộ Tài chính cho biết, tỷ lệ ước giải ngân 03 tháng kế hoạch năm 2023 đạt 9,69% kế hoạch. Nếu so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thì tỷ lệ giải ngân đạt 10,35%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 (11,88%); trong đó vốn trong nước đạt 10,64% (cùng kỳ năm 2022 đạt 12,66%), vốn nước ngoài đạt 3,43% (cùng kỳ năm 2022 đạt 0,99%).
Bộ này cũng chỉ rõ, có 2 bộ và 15 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 15%. Một số bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Tiền Giang (31,1%), Bến Tre (30,05%), Điện Biên (24,67%), Đồng Tháp (22,93%), Lâm Đồng (20,78%).
Có 49/52 bộ, cơ quan trung ương và 24/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 9%, trong đó có 30 bộ, cơ quan trung ương chưa giải ngân kế hoạch vốn./.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm