Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
15:00 22/09/2022

Đức, Pháp thi nhau quốc hữu hoá gã khổng lồ khí đốt

Do khủng hoảng năng lượng, Đức và Pháp đang cố gắng quốc hữu hoá tập đoàn năng lượng khổng lồ, đồng thời giải cứu các công ty khỏi “cơn bão” giá khí đốt tăng cao, nguồn cung khan hiếm.

Đức quốc hữu hóa tập đoàn khí đốt Uniper

Theo nguồn tin của Bloomberg, Chính phủ Đức sẽ đưa ra thông báo về việc quốc hữu hóa gã khổng lồ khí đốt Uniper sớm nhất là trong tuần này.

Đức đặt mục tiêu giải cứu các công ty năng lượng vốn đang thua lỗ do thiếu nguồn cung cấp khí đốt theo hợp đồng của Nga và chịu mức giá cao trên thị trường giao ngay để thay thế lượng khí đốt bị mất của Nga.

Uniper liên tục báo lỗ phần lớn do khủng hoảng năng lượng, Ảnh: OilPrice.

Tuần trước, gã khổng lồ khí đốt Uniper đã thảo luận với Chính phủ Đức về việc chuyển cổ phần, không loại trừ việc quốc hữu hóa gã khổng lồ năng lượng.

Vào tháng 7, Uniper đã nhận được gói cứu trợ trị giá 15 tỷ USD, theo gói này, Chính phủ Đức đã mua 30% cổ phần của Uniper và cung cấp thêm vốn để giúp công ty vượt qua khủng hoảng.

Kể từ đợt cứu trợ tháng 7 của Uniper, các khoản lỗ tại công ty Đức tiếp tục gia tăng do cuộc khủng hoảng năng lượng ở Đức và châu Âu ngày càng trở nên tồi tệ.

Tháng trước, Uniper báo cáo khoản lỗ trong nửa đầu năm 2022 khoảng 12,5 tỷ USD, chưa kể các khoản lỗ phát sinh do nhu cầu mua khí đốt tự nhiên trên thị trường giao ngay khi Nga cắt giảm dòng chảy sang Đức.

Vào tuần trước, Fortum - công ty mẹ của Uniper (có trụ sở tại Phần Lan) đã tuyên bố kể từ gói cứu trợ vào tháng 7, “ưu tiên chung của các bên là thực hiện các biện pháp ổn định và giải pháp lâu dài cho Uniper. Do những bất ổn gia tăng trong môi trường hoạt động, các bên cũng đang tìm kiếm các giải pháp thay thế ”.

Trong đó, Chính phủ Đức cũng đang xem xét mua lại phần lớn quyền sở hữu tại hai nhà nhập khẩu khí đốt khác là VNG AG và Secure Energy for Europe (SEFE), trước đây là công ty con tại Đức (Gazprom Germania), Bloomberg News đưa tin vào tuần trước.

Pháp nỗ lực quốc hữu hoá Électricité de France

Pháp đang nỗ lực để quốc hữu hóa hoàn toàn công ty năng lượng hạt nhân hiện có 84% vốn nhà nước Électricité de France (EDF) cùng thời điểm tập đoàn này dự đoán lợi nhuận sẽ sụt giảm nghiêm trọng.

Trong năm nay, EDF đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng lợi nhuận ròng của công ty sẽ bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng chỉ tăng mạnh mức lỗ dự kiến lên con số khổng lồ 29 tỷ Euro. Nguyên nhân dẫn đến hệ quả này là do một loạt các sự kiện không may đã dẫn đến hơn một nửa trong số 56 lò phản ứng của EDF được đưa vào hoạt động ngoại tuyến (thất thoát chi phí phát sinh, sản xuất sụt giảm).

Nhà máy điện hạt nhân Flamanville của EDF trên bờ biển Channel. Ảnh: Shutterstock.

Theo FT, lĩnh vực điện hạt nhân của Pháp đã phải đối mặt với nhiều vấn đề phát sinh. Ngành công nghiệp này đang phải đối mặt với nhiều sự chậm trễ và ngừng trệ do đại dịch Covid-19, "một loạt các vấn đề bảo trì bao gồm ăn mòn tại một số lò phản ứng cũ của Pháp, các rắc rối tại tập đoàn EDF và sự vắng mặt đáng kể trong nhiều năm đầu tư hạt nhân mới, hãng Financial Times đưa tin.

Trong vài tháng kể từ báo cáo đó của FT, tình hình còn trở nên tồi tệ hơn, vì hạn hán nghiêm trọng đã khiến các con sông xung quanh châu Âu cạn kiệt, một số nhà máy hạt nhân của Pháp và Thụy Sĩ không đủ nước để giữ mát cho hệ thống.

Do đó, sản lượng năng lượng hạt nhân của Pháp ở mức thấp nhất mọi thời đại. Đây là một vấn đề lớn đối với quốc gia chiếm khoảng 70% năng lượng từ năng lượng hạt nhân.

Nói chung, Pháp là nước xuất khẩu ròng năng lượng, nhờ vào lĩnh vực hạt nhân mạnh mẽ và đáng tin cậy từ trước đến nay. Giờ đây, họ buộc phải nhập khẩu năng lượng trong một thị trường chặt chẽ nhất trong lịch sử.

Thời điểm xảy ra sụp đổ hạt nhân của Pháp còn bi thảm hơn do mâu thuẫn chính trị với Nga. Pháp từ lâu đã trở thành quốc gia nổi tiếng toàn cầu về năng lượng hạt nhân, với tỷ lệ sản xuất bình quân đầu người cao nhất và nhiệt huyết truyền bá về phát triển năng lượng hạt nhân nhằm củng cố an ninh năng lượng trong thời đại biến đổi khí hậu.

Pháp không bị ràng buộc về cơ bản với sự phụ thuộc nguy hiểm vào nhập khẩu khí đốt của Nga, tuy nhiên, do an ninh năng lượng của lục địa châu Âu trở nên rất mong manh từ đó khiến Paris không dễ để thoát khỏi nỗi lo chìm vào "hố sâu" của khủng hoảng năng lượng.

Giờ đây, Chính phủ Pháp sẽ ra sức mua lại toàn bộ EDF để nắm quyền kiểm soát. Cụ thể, trong tuần tới, Chính phủ nước này dự kiến sẽ tung ra một đề nghị đấu thầu cho 16% còn lại của công ty (chưa sở hữu) - có thể đơn đưa ra các quyết định liên quan đến việc xây dựng các lò phản ứng mới và giải quyết vô số vấn đề hiện có.

EDF cho biết họ có kế hoạch dự phòng và vận hành toàn bộ vào đầu năm tới. Để làm được như vậy, tập đoàn vốn đã mắc nợ nặng nề sẽ phải gánh thêm nhiều khoản nợ nữa vào thời điểm mà doanh nghiệp này đã bị giám sát về các lỗi hoạt động và giám sát.

Cuối cùng, các vấn đề ở Pháp hoàn toàn không phải là vấn đề với năng lượng hạt nhân - chúng là vấn đề của sự quản lý yếu kém.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm