Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 06/10/2022

Đề xuất cách tính giá điện mới, Bộ Công Thương cho phép EVN tăng giá điện lên mức 5%

Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo thay thế Quyết định 24, cho phép EVN được quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân đến mức dưới 5%.

Bộ Công Thương lý giải về việc ban hành cách tính giá điện mới

Mới đây, Bộ Công Thương đã công bố dự thảo thay thế Quyết định 24 của Thủ tướng Chính phủ, về cơ chế điều chỉnh mức giá điện bán lẻ bình quân.

Theo Bộ Công Thương, dự thảo thay thế Quyết định 24 được kỳ vọng sẽ khắc phục một số hạn chế, vướng mắc trong cách tính hiện hành.

Đề xuất cách tính giá điện mới, Bộ Công Thương cho phép EVN tăng giá điện lên mức 5%

Thứ nhất, khắc phục vướng mắc về tần suất điều chỉnh giá điện. Hiện nay, quy định giá điện được điều chỉnh với thời gian tối thiểu là 6 tháng 1 lần. Dự thảo sửa đổi tần suất điều chỉnh giá điện để phù hợp với thực tế và thuận tiện trong triển khai thực hiện trong thời gian tới. 

Cùng với đó, các nội dung về hồ sơ, phương pháp tính toán, số liệu sử dụng, thời gian, trình tự, thủ tục và trách nhiệm cụ thể của các Bộ, ngành, Thủ tướng Chính phủ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong việc lập, thẩm định, quyết định điều chỉnh và giám sát thực hiện việc điều chỉnh giá bán lẻ điện được quy định cụ thể trong Dự thảo.

Thứ hai, về cơ cấu tổ chức, Chính phủ thành lập Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (năm 2018), thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật, thay thế vai trò, trách nhiệm của Bộ Công Thương trước đây. 

Do đó, Dự thảo bổ sung sự tham gia của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong quá trình xem xét, thẩm định điều chỉnh giá điện và kiểm tra giám sát.

Thứ ba, Dự thảo Quyết định được sửa đổi phù hợp với cấp độ thị trường bán buôn điện cạnh tranh với cơ chế nhiều người mua - nhiều người bán tham gia cạnh tranh trong thị trường điện.

Cho phép EVN được quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân đến mức dưới 5%

Cũng theo Bộ Công Thương, dự thảo lần này đã quy định về điều chỉnh giảm giá điện. 

Theo đó, dự thảo kế thừa và làm rõ quy định điều chỉnh giảm giá điện khi thông số đầu vào biến động làm giá bán lẻ điện bình quân tính toán giảm. 

Nếu kết quả tính toán giá bán lẻ điện bình quân giảm ở bất kỳ mức nào thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện bình quân ở mức tương ứng, thời gian thực hiện điều chỉnh giảm giá điện từ ngày 1 tháng 10 của năm đó.

Bên cạnh đó, về hồ sơ, phương pháp tính toán và số liệu sử dụng. Dự thảo quy định rõ hồ sơ xây dựng phương án giá điện hằng năm. Đơn cử, báo cáo tài chính, Báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh điện của EVN được kiểm toán do đơn vị kiểm toán độc lập thực hiện;

Dự thảo cũng  quy định cụ thể về các mốc thời gian, trình tự, thủ tục, trách nhiệm và thẩm quyền trong việc lập và điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân hằng năm. 

Trong đó, chu kỳ tính toán và điều chỉnh giá điện được quy định thực hiện 1 lần/năm. Dự thảo quy định rõ trước ngày 1 tháng 8 hằng năm, EVN có trách nhiệm tính toán giá bán lẻ điện bình quân của năm căn cứ các số liệu nêu trên và quy định thời điểm điều chỉnh giá điện cố định vào ngày 1 tháng 10 hằng năm.

Dự thảo cũng quy định EVN được quyền điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân đến mức dưới 5%. Trường hợp khi chi phí đầu vào tăng dẫn đến phải điều chỉnh tăng giá bán lẻ điện bình quân từ 5% trở lên thì EVN phải lập hồ sơ báo cáo. 

Sau khi Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp kiểm tra, rà soát và có ý kiến thì EVN được điều chỉnh tăng giá điện.

Với trường hợp tăng từ 10% trở lên so với giá bán lẻ điện bình quân hiện hành hoặc ngoài khung giá hoặc ảnh hưởng đến tình hình kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá cho ý kiến trước khi báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến cuối cùng về việc điều chỉnh giá điện để EVN thực hiện.

Ngoài ra, nhằm đảm bảo giá điện phản ánh kịp thời biến động của các thông số đầu vào tác động tới chi phí sản xuất kinh doanh điện, tránh trường hợp để treo chưa thanh toán các chi phí phát sinh thực tế, dẫn tới trường hợp giá điện tăng đột biến trong một lần điều chỉnh giá điện.

Dự thảo đề nghị khi có biến động thông số đầu vào dẫn tới giá điện tính toán tăng từ 1% trở lên thì giá điện sẽ được xem xét điều chỉnh (thay vì mức 3% như quy định hiện hành).

Dự thảo bổ sung quy định về trình tự, thủ tục chung để thực hiện hỗ trợ giảm tiền điện khi có chỉ đạo của Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ. 

Qua đó tạo cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc hỗ trợ giảm tiền điện như đã triển khai hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trong 2 năm 2020 và 2021.

Đọc thêm

Xem thêm