Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
09:25 20/02/2023

Đại gia Điện lực Pháp lỗ kỷ lục, vì sao?

Tập đoàn Điện lực EDF (Pháp) đã công bố khoản lỗ kỷ lục trong một năm là 17,9 tỷ euro do sửa chữa phần lớn các nhà máy điện hạt nhân, cộng với chiến sự Nga – Ukraine...

Hôm 17/2, nhà sản xuất điện phần lớn thuộc sở hữu nhà nước Pháp đã báo cáo khoản lỗ ròng kỷ lục 17,9 tỷ euro (khoảng 19 tỷ USD) cho năm 2022. Khoản lỗ này đã đẩy tổng số nợ của công ty lên tới 64,5 tỷ euro.

Kết quả kinh doanh “kém khởi sắc” trong năm 2022 là do sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó, đợt sửa chữa các lò phản ứng hạt nhân đã ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng của nước này. Trong khi Pháp, một trong những quốc gia phụ thuộc vào điện hạt nhân nhất thế giới.

EDF - Tập đoàn Điện lực Pháp. Ảnh: DW.

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến việc tập đoàn EDF quyết định đợt sửa chữa lớn đối với các lò phản ứng hạt nhân lớn của Pháp – tuy nhiên đã bị trì hoãn do lo ngại về kinh tế và sức khoẻ trong thời kỳ đại dịch COVID-19.

Đồng thời, đợt hạn hán “lịch sử” vào mùa hè cũng khiến sản lượng điện hạt nhân tiếp tục sụt giảm do có quá ít nước để làm mát tại một số lò phản ứng của Pháp.

Ngoài ra, việc Chính phủ Pháp áp đặt giá trần điện khi giá thị trường tăng vọt do khủng hoảng Nga – Ukraine đã ảnh hưởng không kém đến nguồn thu của đại gia năng lượng của Paris. Cụ thể, EDF mua nguyên liệu đầu vào với giá gần gấp đôi, chưa tính đến chi phí sản xuất, nhân công,…

Chia sẻ trong cuộc họp báo ngày 17/2, giám đốc điều hành EDF Luc Remont cho biết: Hôm nay, ưu tiên của chúng tôi là đưa EDF trở lại đúng hướng”.

Lần đầu tiên kể từ năm 1980, Pháp trở thành nhà nhập khẩu điện ròng vào năm 2022, trong năm mà giá ở châu Âu tăng vọt lên mức chưa từng thấy trong bối cảnh xung đột Nga – Ukraine leo thang và hạn chế nhập khẩu khí đốt, dầu và than của Nga.

Dù doanh thu của EDF thực sự đã tăng khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái vào năm 2022, nhưng công ty vẫn ghi nhận khoản lỗ ròng khổng lồ.

Theo giám đốc điều hành EDF, sản lượng năm ngoái của công ty chỉ đạt 279 terawatt giờ, mức thấp nhất của EDF trong bất kỳ năm nào kể từ năm 1988, dự kiến công ty sẽ lấy lại “phong độ”, tăng sản lượng khoảng 300 đến 330 terawatt giờ vào năm 2023.

Ông cũng nhận định, công ty đang tính toán lợi nhuận năm 2023 "cao hơn đáng kể" so với 18 tỷ euro đặt trước vào năm 2021, do giá vẫn ở mức cao, dự báo kết quả là bảng cân đối kế toán sẽ cải thiện tương đối nhanh.

Trong khi đó, 43 trong số 56 lò phản ứng hạt nhân của EDF đã hoạt động trở lại đầy đủ, so với chỉ 30 lò gần đây vào tháng 11.

Chiến lược của Pháp nhằm đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050 dựa trên sự kết hợp giữa năng lượng tái tạo và đầu tư vào các lò phản ứng hạt nhân thế hệ tiếp theo. Nước này có kế hoạch xây dựng sáu nhà máy điện hạt nhân mới và đang xem xét tám nhà máy khác.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm