Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
11:29 22/07/2022

9 vấn đề hàng đầu mà ngành năng lượng phải đối mặt

Nghiên cứu tổng quan năng lượng toàn cầu 2022 của McKinsey đưa ra triển vọng về nhu cầu năng lượng trên 55 lĩnh vực và nhấn mạnh vai trò ngày càng tăng của điện và hydro. Báo cáo bao gồm các kết quả, cam kết phát thải ròng bằng 0 và 9 vấn đề chính mà ngành năng lượng đang phải đối mặt.

Giải quyết lượng khí thải carbon

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năm 2021 thế giới ghi nhận kỷ lục mới về lượng khí thải carbon dioxide (CO2) trong lĩnh vực năng lượng khi các nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau đại dịch Covid-19 và nhu cầu sử dụng than tăng cao. Nghiên cứu dự báo tổng lượng khí thải toàn cầu lên tới 36,4 tỷ tấn CO2.

Để đáp ứng yêu cầu mức phát thải khí CO2 về 0 vào năm 2050 và khống chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5°C thì các nền kinh tế có thể sẽ cần phải tăng tốc độ giảm phát thải trung bình hàng năm gấp 8-9 lần so với những nỗ lực trong 10 năm qua.

Ảnh minh họa

Phát thải từ các nền kinh tế đang phát triển được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tới. Do đó, các quốc gia này cần phải chuyển sang con đường trung hoà carbon trong thời gian tới.

Đầu tư năng lượng tái tạo

Theo IEA, đầu tư vào năng lượng tái tạo toàn cầu cần tăng trưởng 4%/ năm để hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng. Các công nghệ mới hỗ trợ quá trình này chiếm hơn 65% các khoản đầu tư cho đến năm 2035.

Năng lượng tái tạo được dự báo sẽ chiếm hơn 30% tổng đầu tư toàn cầu trong 15 năm tới (không bao gồm hệ thống truyền tải và phân phối). Con số này cao gấp đôi so với các khoản đầu tư dự kiến ​​vào sản xuất điện thông thường và gần ngang bằng với các khoản đầu tư vào dầu khí. Do đó, các nhà đầu tư năng lượng tái tạo cần nhận định đầy đủ các yếu tố về chính sách đầu tư và thị trường để có những bước đi đúng đắn.

Công nghệ năng lượng đi từ thị trường ngách sang xu hướng chủ đạo

Sự chuyển dịch năng lượng hướng đến phát triển bền vững được thúc đẩy bởi tham vọng khử cacbon tại các quốc gia. Điều này dự kiến sẽ thay đổi các quy định, các khoản đầu tư và những tiến bộ công nghệ gần đây bao gồm cả các loại nhiên liệu sinh học cũng như công nghệ biến điện năng thành khí.

Đến năm 2050, tỷ trọng của nhiên liệu bền vững trong nhu cầu năng lượng phục vụ nhu cầu vận tải có thể nằm trong khoảng từ 6%-37%. Con số này cũng tùy thuộc vào mức tham vọng mức phát thải về bằng 0 tại các quốc gia.

Tỷ lệ thu giữ, sử dụng tuần hoàn và lưu trữ khí thải CO2 (CCUS)

Ảnh minh họa

CCUS hiện đang là một thị trường ngách nhưng dự kiến ​​sẽ có quy mô đáng chú ý, đạt hơn 2 - 4 gigatonne (Gt) vào năm 2050. CO2 có thể được thu giữ trong quá trình xử lý nhiên liệu hoặc sau khi đốt cháy nhiên liệu và được vận chuyển đến nơi để lưu trữ lâu dài.

Một loạt các kỹ thuật tách và thu giữ carbon bao gồm hấp thụ vào chất lỏng, tách pha khí, hấp phụ trên các quá trình rắn và lai như hệ thống màng hấp phụ. Điều này có thể sẽ đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể vào hệ thống đường ống dẫn hiện tại.

Theo dự báo về Triển vọng Chuyển đổi Năng lượng (ETO), CCUS sẽ không được thực hiện trên quy mô nhỏ nhất cho đến những năm 2040, trừ khi các chính phủ thay đổi chính sách và đặt giá carbon cao hơn giá thành của công nghệ. Rào cản chính là chi phí vốn tương đối cao để thực hiện và thiếu các động lực tài chính để hỗ trợ đầu tư. Đồng thời, nhận thức của công chúng còn lo ngại về sự an toàn của việc lưu trữ CO2 dưới lòng đất.

Nhiên liệu sinh học bền vững

Nhiên liệu sinh học bền vững có thể cung cấp mức giảm khí nhà kính (GHG) tương đương với xe thuần điện (BEV - một loại xe điện hoàn toàn sử dụng năng lượng hóa học được lưu trữ trong các bộ pin sạc lại được, không có nguồn thứ cấp động cơ đẩy) và có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực. Nhu cầu về nhiên liệu sinh học bền vững được dự báo sẽ tăng gấp 3 lần trong vòng 2 thập kỷ nữa.

Đầu tư vào nhiên liệu sinh học bền vững đang tăng lên, dự kiến tăng lên khoảng 40 - 50 tỷ USD ​​vào năm 2025. Tuy nhiên, nguồn cung một số nguyên liệu để sản xuất nhiên liệu sinh học bền vững còn hạn chế đòi hỏi phải sử dụng các công nghệ tiên tiến khác thì mới đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng về nguồn nhiên liệu này.

Vận tải và công nghiệp hydro

Nhu cầu hydro dự kiến ​​sẽ tăng gấp 5 lần vào năm 2050, chủ yếu được thúc đẩy bởi vận tải đường bộ, hàng hải và hàng không. Trong đó, trước năm 2035, nhu cầu hydro phục vụ các mục đích sử dụng công nghiệp mới như sắt và thép, mục tiêu khử cacbon sớm về đích và các nhà máy xây dựng mới dự kiến đạt 29 triệu tấn, chiếm 30% tổng nhu cầu.

Đồng thời, 30% nhu cầu khác đến từ vận tải đường bộ của các phương tiện chạy bằng hydro, dự kiến đạt 26 triệu tấn. Các nhà cung cấp hydro dự kiến ​​sẽ chuyển toàn bộ sản lượng hydro xám sang sản xuất hydro xanh vào năm 2035, khi chi phí giảm và các nhà hoạch định chính sách ủng hộ việc áp dụng công nghệ hydro.

Để thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế hydro cần 3 yếu tố cơ bản: cơ sở hạ tầng và chuỗi cung ứng; công nghệ tiến bộ, mở rộng quy mô sản xuất và chính sách hỗ trợ của chính phủ. Các dự án về sản xuất hydro mới xuất hiện để có thể kết nối các trung tâm về nhu cầu với các khu vực giàu tài nguyên.

Nhu cầu dầu đạt đỉnh và nhu cầu khí đốt ngày càng tăng

Trong Báo cáo Triển vọng Năng lượng 2021, TotalEnergies nhận định nhu cầu dầu toàn cầu sẽ ổn định trước cuối thập kỷ này và giảm mạnh sau năm 2030. Nguyên nhân là do nhu cầu vận tải đường bộ tăng chậm lại và lượng xe điện tăng lên.

Ngược lại, nhu cầu khí đốt được dự báo sẽ tăng 10% trong thập kỷ tới. Đến năm 2035, khí đốt sẽ trở thành nguồn tài nguyên được sử dụng nhiều nhất. Năng lượng tái tạo sẽ tiếp tục tăng tỷ trọng và được sử dụng song song với các loại năng lượng hiện có, tuy nhiên dầu và khí đốt sẽ chiếm 44% nguồn cung năng lượng thế giới vào năm 2050, so với 53% hiện nay.

Năng lượng tái tạo dẫn đầu để sản xuất điện

Trong tất cả các kịch bản, năng lượng tái tạo được dự báo sẽ dẫn đầu cơ cấu sản xuất điện, đạt 80-90% vào năm 2050. Phần lớn mức tăng trưởng dự kiến này ​​đến từ hai yếu tố là năng lượng mặt trời và gió.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo được Hội đồng Năng lượng gió Toàn cầu (GWEC) công bố ngày 29/6, năm ngoái thế giới chứng kiến số lượng tuabin gió được lắp đặt ngoài khơi nhiều nhất từ trước đến nay, với 21,1 gigawatt (GW) công suất mới được bổ sung vào lưới điện. Trong báo cáo, GWEC đã nâng dự báo công suất lắp đặt điện gió toàn cầu tăng thêm 17% so với mức dự báo trước đó, đạt khoảng 316 GW vào cuối thập kỷ này.

Mặc dù vậy, tăng trưởng công suất điện gió ngoài khơi toàn cầu hiện nay lại khá khiêm tốn. IEA cho rằng thế giới cần phải bổ sung công suất 80 GW hằng năm cho đến năm 2030 để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Chuyển dịch năng lượng (CDNL) toàn cầu nhanh chóng

Quá trình chuyển dịch năng lượng có thể được chia làm 3 giai đoạn chính: sạch hóa hạ tầng hiện tại, đẩy mạnh quá trình CDNL và mở rộng phạm vi CDNL. Giai đoạn 1 có mục tiêu làm sạch hạ tầng năng lượng hiện tại, trong đó tập trung vào giảm thiểu phát thải, tối đa hóa hiệu suất hạ tầng năng lượng hiện tại và chuỗi cung ứng hiện hữu.

Giai đoạn 2 là sự đẩy mạnh CDNL, trong đó tập trung vào việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch và thay thế các phương pháp tiêu thụ theo hướng sạch hơn. Đó có thể là điện khí hóa phương tiện giao thông vận tải, các quá trình tiêu thụ năng lượng sưởi ấm, điều hòa, nấu ăn...

Giai đoạn 3 là giai đoạn mở rộng phạm vi CDNL, trong đó các giải pháp ở giai đoạn 2 được nhân rộng. Bên cạnh đó các sản phẩm năng lượng sạch như Hydro xanh, Amonia, nhiên liệu tổng hợp được thương mại hóa, tích hợp rộng rãi vào hệ thống năng lượng.

Xem nhiều

Đọc thêm

Xem thêm