Thị trường hàng hóa
Hiện có 16 bộ và 29 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 60%. Một số bộ, ngành, địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt cao gồm: Thanh tra Chính phủ (100%), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (100%), Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (99,47%), Ngân hàng Nhà nước (84,42%), Quảng Ngãi (83,1%), Tiền Giang (82%), Bình Định (81,5%)…
Tuy nhiên, vẫn còn 27 bộ và 18 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 50%, trong đó có 12 bộ và 1 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 30% như: TP. Hồ Chí Minh (trên 25%); Hà Giang (31,4%); Cao Bằng (32,6%); Quảng Trị (trên 40%); Hòa Bình (44,8%).
Theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương, ngoài các nguyên nhân chung ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân các dự án như giá cả nguyên vật liệu tăng cao, tình hình thời tiết, khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng… thì tại nhiều địa phương hiện đang triển khai thực hiện lập quy hoạch. Do đó, nhiều địa bàn thực hiện các thủ tục điều chỉnh quy hoạch cục bộ đối với khu đất được giới thiệu, chấp thuận địa điểm của dự án nên ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.
Tính đến ngày 31/8/2022, có 15 địa phương đề nghị điều chỉnh dự toán vốn vay lại, 1 địa phương đề nghị trả nợ trước hạn dẫn đến thay đổi mức vay, trả nợ của từng địa phương so với mức Chính phủ đã báo cáo và được Quốc hội phê duyệt. Cụ thể, có 8 địa phương đề nghị tăng dự toán vay lại, với tổng số đề xuất tăng là 234,826 tỷ đồng của các tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Yên Bái, Bắc Giang, Bắc Kạn, Phú Thọ, Nam Định, Trà Vinh. 7 địa phương có công văn gửi Bộ Tài chính, đề nghị giảm dự toán vay lại, với tổng số đề nghị giảm là 1.547,760 tỷ đồng gồm Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Quảng Bình, Đà Nẵng, Cần Thơ, Khánh Hòa. 1 địa phương là Bắc Kạn đề nghị trả nợ vay lại trước hạn 33,612 tỷ đồng.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm