Thị trường hàng hóa
Cô Sally McGrath là cựu giám đốc một công ty tư vấn bất động sản. Cô cho biết mình là một người “cầu toàn, tham công tiếc việc và thích kiểm soát. Cuộc sống của tôi giống như một danh sách việc cần làm không có hồi kết”.
McGrath cũng chia sẻ tính cầu toàn của cô là một đặc điểm khiến cô trở thành một người nghiện công việc. Cô cho biết một số triệu chứng của cô bao gồm mệt mỏi quá mức và bệnh tật tái phát.
Chứng nghiện công việc khiến cô McGrath ba lần bị kiệt sức và phải nghỉ làm một thời gian trước khi từ bỏ hẳn công việc của mình. Theo cô, việc lớn lên trong sự bao bọc của cha mẹ và ông bà cũng có thể góp phần vào điều đó.
Theo các nhà nghiên cứu trong dự án tìm hiểu chứng nghiện công việc toàn cầu, 1/5 người lao động bị nghiện công việc. Ông Pawel Atroszko, nhà nghiên cứu thuộc Đại học Gdansk, Ba Lan, nhận xét: “Nếu so sánh với những chứng nghiện đã được biết từ lâu, ví dụ như nghiện đánh bạc hay trò chơi điện tử, nghiện công việc phổ biến hơn rất nhiều”.
Tiến sĩ Atroszko cho biết những người nghiện công việc trải qua các triệu chứng như lo lắng, khó chịu về thể chất, cáu kỉnh và mất kiểm soát khi họ cố gắng ngừng làm việc vào cuối tuần hoặc ngày lễ.
Theo Tiến sĩ Atroszko, chứng nghiện công việc phổ biến nhất ở những người tự làm chủ hoặc giữ vai trò quản lý. Điều này có thể ảnh hưởng đến các nhân viên khác.
“Nếu họ nghiện công việc, họ sẽ làm ảnh hưởng đến nhân viên của mình… và họ có thể tạo ra một nền văn hóa tham công tiếc việc”, Tiến sĩ Atroszko nói.
Tiến sĩ Rachael Potter từ Đại học Nam Úc, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu về chứng nghiện công việc cho biết kết quả khảo sát sơ bộ cho thấy 30% người lao động Úc có “nguy cơ cao” nghiện công việc. Trong đó, phụ nữ có nhiều khả năng bị nghiện việc hơn nam giới.
Xu hướng làm việc tại nhà, tình trạng gia tăng trong thời kỳ đại dịch, đã góp phần gây ra vấn đề này.
“Có một sự mờ nhạt thực sự giữa ranh giới của công việc và gia đình. Người lao động giờ dễ có khả năng xem email lúc đêm khuya, đặc biệt là việc trả lời email của lãnh đạo. Họ cảm thấy bắt buộc phải làm vậy”, Tiến sĩ Potter chia sẻ.
Các nhà khoa học hy vọng kết quả của các cuộc khảo sát có thể dẫn đến cải cách chốn công sở.
Cô McGrath cho biết cũng muốn thấy những người lao động như cô rũ bỏ sự mặc cảm và tự ti khi bởi nhiều người không dám nói ra trải nghiệm của mình vì sợ sẽ không được thăng chức hoặc tăng lương.
Một số doanh nghiệp tư nhân trên khắp nước Úc đã áp dụng các tuần làm việc ngắn hơn nhằm tăng cường phúc lợi và năng suất lao động.
Tag
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm