Thị trường hàng hóa
Điểm mới của dự thảo lần này là sửa đổi, bổ sung thêm các quy định về đối tượng, hình thức và điều kiện thụ hưởng chính sách nhà ở xã hội, loại hình dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, đất để xây dựng và ưu đãi chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội.
Trước thực tế có nhiều vướng mắc về quy hoạch, bố trí quỹ đất xây nhà ở xã hội, trong dự thảo luật lần này, Chính phủ đề cập nhiều chính sách ưu đãi cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội.
Theo đề xuất của Chính phủ, trong trường hợp không dùng ngân sách xây nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ hưởng các ưu đãi như được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất toàn bộ diện tích dự án; được miễn, giảm thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp; được hưởng lợi nhuận định mức 10% với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội.
Chủ đầu tư cũng được dành một phần quỹ đất hoặc phần diện tích sàn thuộc khối đế công trình để kinh doanh dịch vụ, thương mại và hạch toán riêng, hưởng lợi nhuận thu được từ hoạt động này.
Quy định của Chính phủ cũng nêu rõ giá bán nhà ở xã hội với các dự án không dùng nguồn ngân sách sẽ được tính đúng, đủ các chi phí để chủ đầu tư thu hồi vốn xây dựng. Trường hợp chủ đầu tư nhà ở xã hội để cho thuê sẽ được bán nhà sau 10 năm theo giá thị trường, nhưng phải nộp tiền sử dụng đất và các loại thuế theo quy định.
Trong khi đó, người mua nhà ở xã hội chỉ được bán lại sau 5 năm mua, thuê nhà, theo thị trường. Quy định này tương tự trong Luật hiện hành.
Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) gồm 13 chương với 196 điều. So với Luật Nhà ở năm 2014, dự thảo luật sửa đổi đã tăng 13 điều; trong đó bãi bỏ 7 điều trong Luật hiện hành, giữ nguyên 47 điều; sửa đổi, bổ sung 104 điều và bổ sung mới 34 điều.
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm