Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
08:00 27/08/2023

Tín dụng 7 tháng đạt khoảng 12,4 triệu tỷ đồng

Tính đến cuối tháng 7, tín dụng tăng trưởng 4,56%, đạt khoảng 12,4 triệu tỷ đồng.

Số liệu trên được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra tại Hội thảo "Tăng cường khả năng tiếp cận và hấp thụ vốn của doanh nghiệp" diễn ra ngày 22/8.

Tín dụng 7 tháng tăng 4,56%

Theo NHNN, mức tăng trưởng 4,56% của tín dụng đến cuối tháng 7 là khá thấp, chưa bằng một nửa so với mức 9,5% của cùng kỳ năm 2022. Nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do những khó khăn chung về kinh tế thế giới khiến nhu cầu vốn và khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp giảm sút.

Sau một thời gian khó khăn, hoạt động của doanh nghiệp khó chứng minh hiệu quả với ngân hàng khi chi phí đầu vào tăng, còn đơn hàng, doanh thu giảm. Do đó các ngân hàng cũng gặp khó trong việc đánh giá hiệu quả cho vay, vì họ cũng không được hạ chuẩn tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Một yếu tố quan trọng khác cũng được chỉ ra là do tín dụng bất động sản suy giảm, vì nhóm này chiếm tỷ trọng khá nhiều, khoảng 20% tổng dư nợ. Mặc dù tín dụng cho kinh doanh bất động sản tăng trên 17%, vượt cao hơn tốc độ của cả năm 2022, nhưng vốn cho tiêu dùng, mua bất động sản lại sụt giảm lần đầu tiên trong 3 năm.

Năm 2022, cho vay người mua nhà tăng trên 30% cho thấy nguồn vốn đang tập trung vào phía cung, mà thiếu phía cầu. Vì vậy, các chuyên gia cho rằng muốn thúc đẩy tín dụng, cần phải có những giải pháp tổng thể, tháo gỡ khó khăn về pháp lý, về cầu tiêu dùng, hay những giải pháp giúp doanh nghiệp giảm tồn kho, tăng đơn hàng, như vậy mới tăng nhu cầu vay vốn của thị trường.

 

Đọc thêm

Xem thêm