Thị trường hàng hóa
Trong ngày hôm nay, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ đã nâng mức lãi suất của mình lên 0.5%, chính thức kết thúc thời kỳ lãi suất âm của mình. Như vậy, Thuỵ Sĩ là quốc gia cuối cùng tại Châu Âu duy trì mức lãi suất âm, tới nay cũng đã phải tăng lãi suất trước sức ép của tình hình lạm phát.
Việc duy trì mức lãi suất âm đồng nghĩa với việc khi gửi tiền vào ngân hàng, không những bạn không được nhận lãi mà còn phải trả thêm tiền lãi. Chính sách này thường được áp dụng trong thời kỳ giảm phát khi người dân và doanh nghiệp nắm giữ quá nhiều tiền thay vì chi tiêu. Việc áp dụng mức lãi suất âm sẽ kích thích người dân chi tiêu mạnh hơn thay vì gửi tiền vào nhà băng.
Quay trở lại với chính sách mới ban hành của Thuỵ Sĩ, đây là lần thứ 2 Ngân hàng Trung ương nước này phải tăng lãi suất. Lần trước đó, vào ngày 16/6, lần đầu tiên trong vòng 15 năm, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Sĩ đã phải tăng lãi suất từ -0.75% lên mức -0.25%. Để rồi tới nay lại tiếp tục tăng thêm 75 điểm, lên mức 0.5%.
Theo đó thì chỉ số lạm phát tại Thuỵ Sĩ hiện đang leo lên mức cao nhất từng có trong 3 thập kỷ, đạt tới 3,5% vào tháng trước.
Thuỵ Sĩ vẫn được biết đến như là quốc gia cuối cùng tại châu Âu còn đang giữ chính sách lãi suất âm khi mà các ngân hàng quốc gia khác liên tục phải tăng lãi suất để theo kịp đà tăng của lạm phát.
Một quốc gia châu Á khác cũng rơi vào tình trạng tương tự đó là Nhật Bản với chính sách lãi suất âm. Ngân hàng Trung ương nước này vẫn quyết định sẽ duy trì mức lãi suất -0.1% theo quyết định được đưa ra vừa qua.
Có vẻ như trước sức ép của lạm phát đang càn quét lên các quốc gia trong Liên minh châu Âu thì không chỉ Thuỵ Sĩ mà rất nhiều ngân hàng trung ương khác đã phải nhanh chóng ban hành chính sách mới để thích ứng với tình trạng khẩn cấp.
Vào đầu tháng 9, Đan Mạch, quốc gia nổi tiếng với việc duy trì mức lãi suất âm trong cả thập kỷ qua cũng đã phải tăng 0.75% lãi suất, kéo mức lãi suất ban hành của Ngân hàng Trung ương Đan Mạch lên 0.65%.
Hay gần đây nhất, Ngân hàng Trung ương Thuỵ Điển cũng đã tăng lãi suất lên mức 1.75% vào ngày 20/9, tương đương với mức tăng 100 điểm sau khi ngân hàng Riksbank đưa ra cảnh báo về tình trạng lạm phát quá cao ở quốc gia này.
Ngân hàng Trung ương châu Âu cũng đã phải nâng lãi suất qua ngưỡng số 0 để chiến đấu với lạm phát vào ngày 8/9. Edward Scicluna, Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Trung ương châu Âu cho biết sẽ vẫn có kịch bản tăng lãi suất nhưng mức tăng sẽ nhẹ hơn, không vượt qua 75 điểm như các ngân hàng trung ương khác lựa chọn hiện nay.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm