Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
21:00 25/06/2022

Vượt Thụy Điển, Thụy Sĩ, Đan Mạch trở thành nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới

Đan Mạch lần đầu tiên đứng đầu bảng xếp hạng thường niên về năng lực cạnh tranh kinh tế của Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD). Năm ngoái, Đan Mạch xếp ở vị trí thứ 3, sau Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Viện Phát triển Quản lý Quốc tế (IMD) có trụ sở tại Thụy Sĩ vừa công bố Bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh thế giới (WCY) năm 2022. Đây là bảng xếp hạng về năng lực của các quốc gia trong việc tạo ra một môi trường duy trì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Các chuyên gia của IMD đã đánh giá 63 nền kinh tế trên thế giới dựa trên 235 chỉ số khác nhau, bao gồm các dữ liệu cứng (chỉ số thất nghiệp, tăng trưởng kinh tế, chi tiêu chính phủ vào y tế và giáo dục,…) và các dữ liệu mềm (mức độ gắn kết xã hội, toàn cầu hóa, tham nhũng,…). Các tiêu chí này được chia thành 4 nhóm chính - năng lực kinh tế, cơ sở hạ tầng, hiệu quả của chính phủ, và điều kiện kinh doanh.

Năm nay, Đan Mạch lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu trong lịch sử 34 năm của bảng xếp hạng, với điều kiện kinh doanh dẫn đầu, cơ sở hạ tầng xếp vị trí thứ 2, hiệu quả của chính phủ xếp thứ 6, và năng lực kinh tế xếp thứ 13. Thứ hạng chung của quốc gia Bắc Âu đã tăng 2 bậc so với năm 2021.

Thủ đô Copenhagen của Đan Mạch (Ảnh: Nguồn quốc tế)

Theo Giáo sư Arturo Bris, tác giả chính của báo cáo, một trong những yếu tố quan trọng đưa Đan Mạch lên vị trí nói trên là các chính sách hiệu quả của chính phủ, tập trung rõ ràng vào tính bền vững. Nền kinh tế của quốc gia Bắc Âu hoạt động tốt hơn so với nhiều quốc gia khác trong đại dịch, nhờ vào mạng lưới an sinh xã hội tốt, cơ sở hạ tầng phát triển, khoa học kỹ thuật tiên tiến, lao động trình độ cao, cùng với việc giảm phụ thuộc vào du lịch.

Marco Pistis, Chuyên gia nghiên cứu tại WCC cho biết, những cải thiện trong các chỉ số liên quan đến sức khỏe (như tuổi thọ trung bình và chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân) cũng có ý nghĩa quan trọng đối với xếp hạng của Đan Mạch. Ngoài ra, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia Bắc Âu đang ở mức thấp nhất trong 14 năm qua. Cùng với đó, chính phủ dự đoán GDP sẽ tăng 3,4% trong năm nay.

5 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới năm 2022 (Nguồn: IMD)

Các nền kinh tế châu Á có thành tích tốt nhất trên bảng xếp hạng của IMD là Singapore - giữ vị trí thứ 3 và Hong Kong - vị trí thứ 5. Trong khi đó, Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, đã giảm một bậc trong năm nay xuống vị trí thứ 17, đánh dấu sự đảo ngược xu hướng đi lên trong những năm gần đây. Nguyên nhân chính là do các lệnh phong tỏa và các biện pháp hạn chế COVID-19 nghiêm ngặt gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế đất nước.

Croatia là ứng cử viên xuất sắc nhất năm nay, khi nhảy vọt 18 bậc về thành tích kinh tế. Báo cáo cho biết sự phục hồi của ngành du lịch đóng vai trò quan trọng trong kết quả này.

Ngoài ra, báo cáo của IMD cũng chỉ ra những thách thức chính đối với nền kinh tế thế giới vào năm 2022. Đứng đầu là lạm phát (50%), tiếp theo là xung đột địa chính trị (49%), gián đoạn chuỗi cung ứng (48%) và đại dịch COVID-19 (43%).

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Đọc thêm

Xem thêm