Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
12:30 27/10/2022

Sức hút của ngành chăn nuôi khiến hàng loạt ông lớn mạnh tay chi tiền

Nhu cầu tiêu thụ thịt heo của người Việt ngày càng tăng cùng với dư địa xuất khẩu lớn đang thu hút nhiều doanh nghiệp lớn như Hoàng Anh Gia Lai, Hòa Phát, Masan MEATLife... gia nhập vào ngành chăn nuôi. Đích đến của các ông lớn này là phát triển thị trường thịt thương hiệu quy mô hàng chục tỷ USD.

Theo báo cáo của nhà cung cấp dịch vụ thông tin tài chính Fitch Solutions (Mỹ), tổng lượng tiêu thụ thịt tại Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng trên 25% trong giai đoạn 2018 - 2026. Trong đó, chăn nuôi lợn sẽ trở thành một ngành kinh doanh hấp dẫn vì thịt lợn là nguồn cung cấp protein động vật chính trong bữa ăn của người Việt Nam, chiếm khoảng 2/3 tổng lượng thịt tiêu thụ. 

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo, Việt Nam có khả năng có khả năng vươn lên vị trí thứ hai châu Á về tiêu thụ thịt heo vào năm 2022, chỉ sau Trung Quốc. Đến năm 2026, trung bình mỗi người Việt Nam sẽ tiêu thụ hơn 51 kg thịt mỗi năm, trong đó có 31 kg thịt lợn, hơn 16 kg thịt gà và hơn 4 kg thịt bò, tăng 9% so với mức tiêu thụ dự báo cho năm nay. 

Ảnh minh hoạ 

Sản lượng thịt heo của Việt Nam năm 2021 đạt gần 4,2 triệu tấn và dự kiến sẽ tăng lên 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. Giới chuyên gia cho rằng, với đà tăng trưởng này, các doanh nghiệp mạnh sẽ được hưởng lợi từ sự phục hồi tiềm năng của giá thịt lợn trong tương lai. 

Do đó, thị trường chăn nuôi lợn đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” thu hút rất nhiều ông lớn như Masan, Hòa Phát, Thaco, CP Group, GreenFeed, CJ Vina Agri, Cargill, Newhope… và mới nhất có Hoàng Anh Gia Lai cùng ThaiHoldings gia nhập. Đích đến chung của hàng loạt doanh nghiệp lớn khi bước chân vào ngành này đều là thị trường thịt thương hiệu với quy mô hàng chục tỷ USD. 

Trong đó, Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức, Chủ tịch của Câu lạc bộ Bóng đá Hoàng Anh Gia Lai (Bầu Đức), gia nhập thị trường thịt với thương hiệu Heo ăn chuối HAGL – Bapi. Công ty hướng đến mục tiêu trở thành một trong số cái tên dẫn đầu thị trường thịt có thương hiệu cùng với G Chicken của GreenFeed, MEATLife của Masan… trong vòng 2-3 năm.  

Mới đây, Hoàng Anh Gia Lai vừa công bố tình hình sản xuất kinh doanh tháng 8 năm 2022, trong đó nhờ nuôi heo và trồng chuối, đơn vị đạt doanh thu 448 tỷ đồng. Lũy kế 8 tháng, công ty ghi nhận sản lượng tiêu thụ 136.075 con heo thịt, 167.280 tấn chuối (xuất khẩu được 112.740 tấn và tận dụng làm thức ăn chăn nuôi 54.540 tấn). Hiện công ty hoàn thiện 9 cụm chuồng trại để duy trì nuôi hơn 27.000 con heo nái sinh sản và 600.000 con heo thịt xuất chuồng mỗi năm. 

Trước đó năm 2018, Masan đã đẩy mạnh đầu tư chuỗi cung ứng - trang trại, nhà máy chế biến, chuỗi bán lẻ - và ra mắt thương hiệu thịt mát MEATLife. Hiện, công ty đang vận hành trang trại nuôi heo kỹ thuật cao tại tỉnh Nghệ An - MML Farm Nghệ An - quy mô 223 ha, công suất 250.000 con heo hơi/năm; cùng 2 tổ hợp chế biến thịt tại Hà Nam và Long An với công suất 1,4 triệu con/tổ hợp/năm, tương đương 140.000 tấn/tổ hợp/năm. 

Ảnh minh hoạ 

Theo đại diện Masan, thị trường thịt lợn có giá trị hơn 10 tỷ USD là mảng lớn nhất trong ngành F&B (kinh doanh thực phẩm và đồ uống). Với dân số gần 100 triệu người, thu nhập bình quân liên tục cải thiện khiến nhu cầu tiêu thụ thịt sạch, truy xuất được nguồn gốc tại Việt Nam tăng cao. 

Tuy nhiên, đây là thị trường chưa được chuẩn hóa khi hơn 90% sản phẩm thịt lợn trên thị trường không có thương hiệu. Trong khi đó, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến các sản phẩm có thể truy xuất được nguồn gốc. Điều này tạo điều kiện cho thương hiệu thịt sạch có tiềm năng tăng trưởng. 

Mới đây, ngành chăn nuôi vừa đón thêm một công ty gia nhập thị trường là Thaigroup, công ty con của ThaiHoldings. Động thái này diễn ra trong bối cảnh giá heo hơi nói chung và thịt heo tăng lên mặt bằng mới trước khủng hoảng nguồn cung. 

Theo đó, thông qua công ty con Thaigroup, ThaiHoldings đã bắt tay với CTCP Xuân Thiện Thanh Hoá 2 và Xuân Thiện Thanh Hoá 3 cùng lập dự án 600 tỷ chăn nuôi heo và sản xuất heo giống. Công ty góp 300 tỷ đồng và sẽ nhận được 60% lợi nhuận của dự án. 

Hiện tại, giá heo hơi nói chung và thịt heo đang tăng lên. Nguyên nhân do trước gặp dịch bệnh, nhiều trại nuôi bán tháo khi heo mới chỉ 60-80kg đã bán, dẫn đến nguồn cung thiếu hụt đẩy giá heo hơi tăng cao. Nửa đầu năm nay, giá chăn nuôi tăng cao (do các chi phí thức ăn, vận chuyển… tăng) tiếp tục đẩy giá bán thịt heo tăng theo. Dự kiến mặt bằng giá dự vẫn sẽ neo ở mức cao và tiếp tục tăng dần đến cuối năm (mùa cao điểm Tết Nguyên Đán).

Đọc thêm

Xem thêm