Thị trường hàng hóa
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), ngành dệt may Việt Nam đang thay đổi rất nhanh chóng và các tác động của những thay đổi này đã được ghi nhận trên toàn cầu. Việc tiếp cận như vũ bão với công nghệ, với dữ liệu lớn (big data), với mạng truyền thông xã hội không chỉ đưa Việt Nam nổi tiếng tới các quốc gia mà còn đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lớn thứ 2 trên thế giới về may mặc với tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 39 tỷ USD năm 2021.
Đáng chú ý, giới trẻ Việt Nam ngày nay đang bắt đầu dấn thân sâu vào lĩnh vực sản xuất vải/hàng may mặc có truyền thống lâu đời. Các cách sản xuất vải cổ xưa, nhưng với kỹ thuật mới và công nghệ xanh ngày càng trở nên độc đáo trong một thế giới được bao quanh bởi Metaverse NFT.
Điều này cũng đã cho thấy những đầy tiềm năng về công nghệ, số hóa song hành cùng với sự phát triển bền vững của ngành dệt may Việt Nam.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội dệt may Việt Nam nhận định năm 2022 là năm mà ngành dệt may Việt Nam phục hồi và lấy lại phong độ sau ảnh hưởng của đại dịch nhờ sự cố gắng của các doanh nghiệp và biện pháp hỗ trợ tích cực Chính phủ.
“Chúng ta cần nhìn nhận tính cấp thiết đối với việc hình thành sự liên kết trong chuỗi cung ứng ngành dệt may sau đại dịch Covid-19. Với thực trạng hiện nay là Việt Nam vẫn chưa phát triển mạnh ở bước dệt vải và chưa có có một cổng thông tin uy tín về thị trường dệt may để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tiện theo dõi thường xuyên”, ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.
Để thực hiện mục tiêu từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị dệt may Việt Nam, khắc phục dần những điểm yếu, STS quyết định khởi động 02 trung tâm là Trung tâm Thông tin dệt may Việt Nam (VTIC) và Thư viện khám phá vải (VFDC) để mang tới một nơi quy tụ vải và thông tin đi kèm từ các nhà cung cấp vải lớn của thế giới và những thông tin thị trường được cập nhật thường xuyên.
VFDC là nơi trưng bày hơn 20.000 mẫu vải từ Mỹ, Đức, Hồng Kông, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam, v.v... khách hàng có thể đọc chúng như sách trên kệ. Với dịch vụ của VFDC, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhân lực cho quá trình tìm nguồn cung ứng vải, và có thêm nguồn lực để ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu, R&D.
Với sự ra đời của Trung tâm Thông tin dệt may Việt Nam (VTIC) và Thư viện khám phá vải (VFDC), STS kỳ vọng các doanh nghiệp dệt may Việt Nam sẽ được tiếp sức cho mục tiêu chuyển đổi và phát triển bền vững của doanh nghiệp nói riêng và ngành dệt may Việt Nam nói chung.
Đi cùng với sự kiện ra mắt 2 trung tâm là Ngày hội khám phá vải được tổ chức trong 2 ngày 12 -13/10/2022 tại Trung tâm VFDC - A07-08 Sarica Building, đường D9, phường An Lợi Đông, quận 2, TP. HCM. Chương trình có sự tham gia của các chuyên gia từ Frontier, Made2 Flow, The Interline, Hanin Enterprises, KHA AR.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm