Thị trường hàng hóa

  • Vàng 2,007.50 +11.50 +0.58%
  • XAU/USD 1,998.53 +9.13 +0.46%
  • Bạc 25.317 +0.246 +0.98%
  • Đồng 3.8457 -0.0158 -0.41%
  • Platin 1,112.70 +6.70 +0.61%
  • Paladi 1,513.28 +4.88 +0.32%
  • Dầu Thô WTI 74.55 +0.25 +0.34%
  • Dầu Brent 78.06 +0.34 +0.44%
  • Khí Tự nhiên 2.311 +0.006 +0.26%
  • Dầu Nhiên liệu 2.3770 +0.0078 +0.33%
  • Xăng RBOB 2.5190 +0.0065 +0.26%
  • Dầu khí London 693.00 +1.62 +0.23%
  • Nhôm 2,312.00 -15.00 -0.64%
  • Kẽm 2,602.00 -43.00 -1.63%
  • Ni-ken 23,721.00 +75.00 +0.32%
  • Copper 8,492.50 -60.00 -0.70%
  • Lúa mì Hoa Kỳ 634.60 -6.40 -1.00%
  • Thóc 17.030 -0.040 -0.23%
  • Bắp Hoa Kỳ 597.00 -3.00 -0.50%
  • Đậu nành Hoa Kỳ 1,409.50 -4.50 -0.32%
  • Dầu Đậu nành Hoa Kỳ 51.78 -0.72 -1.37%
  • Khô Đậu nành Hoa Kỳ 425.55 -1.85 -0.43%
  • Cotton Hoa Kỳ loại 2 78.62 +0.26 +0.33%
  • Ca Cao Hoa Kỳ 2,947.50 -2.50 -0.08%
  • Cà phê Hoa Kỳ loại C 188.80 -2.80 -1.46%
  • Cà phê London 2,382.00 -143.00 -5.66%
  • Đường Hoa Kỳ loại 11 26.66 +0.15 +0.57%
  • Nước Cam 269.85 -10.00 -3.57%
  • Bê 174.45 +0.15 +0.09%
  • Heo nạc 78.40 +1.52 +1.98%
  • Bê đực non 233.70 +4.38 +1.91%
  • Gỗ 348.00 -15.70 -4.32%
  • Yến mạch 327.90 +0.60 +0.18%
19:00 06/10/2023

PMI ngành sản xuất lại quay đầu về dưới 50 điểm dù đơn đặt hàng vẫn tăng

Sản lượng giảm mặc dù số lượng đơn đặt hàng mới vẫn tăng, ngành sản xuất trong nước đang cho thấy bức tranh tương phản ở thời điểm bước ngoặt đối với sự phục hồi tăng trưởng.

Các doanh nghiệp vẫn khá thận trọng trong việc tăng năng lực sản xuất khi tín hiệu thị trường là chưa rõ ràng

Theo báo cáo vừa được S&P Global công bố, sau khi cải thiện trong tháng 8, các điều kiện kinh doanh nói chung của ngành sản xuất Việt Nam đã giảm nhẹ trong tháng 9. Dữ liệu khảo sát cho thấy nhu cầu và niềm tin kinh doanh tăng, nhưng cũng chỉ ra tình trạng năng lực sản xuất dư thừa dẫn đến giảm sản lượng và việc làm. Tốc độ lạm phát đã gia tăng khi cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng nhanh hơn vào thời điểm cuối quý III/2023.

Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng - Purchasing Managers' Index™ (PMI®) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 49,7 trong tháng 9, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8.

Với kết quả này, chỉ số cho thấy các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ.

PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 9/2023 đã quay đầu về dưới mốc 50 điểm sau khi nhích lên 50,5 trong tháng 8

Dù vậy, S&P Global đánh giá khía cạnh tích cực nhất của kỳ khảo sát này là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, và tốc độ tăng gần như ngang bằng với kỳ khảo sát trước. Một số người trả lời khảo sát cho biết tình trạng tăng số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới, đặc biệt là từ các nền kinh tế châu Á, đã giúp tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng. Tốc độ tăng số lượng đơn đặt hàng từ nước ngoài là mạnh và đáng kể hơn so với tháng 8.

Mặc dù nhu cầu tiếp tục tăng, các nhà sản xuất cho biết số lượng đơn đặt hàng mới nhận được vẫn còn ở mức khiêm tốn, từ đó khiến sản lượng giảm. Sản lượng giảm nhẹ sau khi tăng trong tháng 8, và cho đến nay sản lượng đã giảm sáu trong bảy tháng qua. Tình trạng giảm sản lượng tập trung ở các nhà sản xuất hàng hóa trung gian, trong khi các nhà sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản ghi nhận tăng sản lượng, theo S&P Global.

Lượng công việc tồn đọng tiếp tục giảm trong tháng 9 cho thấy các nhà sản xuất vẫn duy trì đủ năng lực để giải quyết khối lượng công việc hiện có. Trong điều kiện như vậy, các nhà sản xuất vẫn chưa mặn mà với việc tuyển thêm nhân viên. Việc làm đã giảm tháng thứ bảy liên tiếp. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, tốc độ giảm việc làm là đáng kể nhất kể từ tháng 6.

Trong khi giảm nhân viên, các nhà sản xuất lại tăng hoạt động mua hàng hóa đầu vào. Hoạt động mua hàng đã tăng tháng thứ hai liên tiếp để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và kế hoạch tăng sản lượng trong những tháng tới. 

Các kế hoạch tăng trưởng cũng được thể hiện ở dữ liệu về niềm tin kinh doanh khi chỉ số này đã tăng tháng thứ tư liên tiếp, và mức tăng lần này là cao nhất kể từ tháng 2. Các công ty dự kiến số lượng đơn đặt hàng mới tiếp tục tăng, từ đó sản lượng sẽ tăng. Khoảng 45% số người trả lời khảo sát dự đoán sản lượng sẽ tăng trong một năm tới, trong khi chỉ có 7% có tâm lý bi quan. 

Cũng theo S&P Global, mặc dù nhu cầu hàng hóa đầu vào tiếp tục tăng trong tháng 9, các nhà cung cấp tiếp tục đẩy nhanh hoạt động giao hàng. Thời gian giao hàng đã được rút ngắn tháng thứ chín liên tiếp, mặc dù mức độ là thấp nhất kể từ tháng 4. Tồn kho cả hàng mua và hàng thành phẩm đều giảm vào cuối quý 3, và đây là lần giảm đầu tiên trong ba tháng của cả hai hạng mục này. 

Tồn kho hàng thành phẩm đã được sử dụng để đáp ứng các đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn và đạt mức cao của bảy tháng. Giá nhiên liệu tăng được cho là đã làm tăng chi phí vận tải, trong khi giá dầu và giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cũng được ghi nhận. 

Từ đó, giá cả đầu vào đã tăng tháng thứ hai liên tiếp, mặc dù tốc độ tăng là nhẹ.

Tốc độ giảm việc làm đã chậm lại

Ông Andrew Harker - Giám đốc Kinh tế của S&P Global Market Intelligence nhận định, bức tranh ngành sản xuất Việt Nam có sự tương phản trong tháng 9. Ở khía cạnh tích cực, các công ty tiếp tục ghi nhận nhu cầu tăng, khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng ở một mức độ đáng khích lệ. Điều này đã khiến niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới tăng.

Ở khía cạnh khác, vẫn còn tình trạng năng lực sản xuất dư thừa trong ngành, từ đó các công ty tiếp tục giảm việc làm và giảm nhẹ sản lượng, đồng thời lựa chọn sử dụng hàng tồn kho tích lũy trong những tháng gần đây để đáp ứng các đơn đặt hàng mới.

"Ngành sản xuất có vẻ như đang ở thời điểm bước ngoặt. Nếu nhu cầu tiếp tục tăng, tình trạng tăng này sẽ dẫn đến tăng trưởng trong ngành. Tuy nhiên, nếu tình trạng phục hồi của số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty sẽ vẫn e ngại trong việc tăng quá nhanh năng lực sản xuất”, ông Andrew Harker cho hay.

Xem thêm: "Tăng trưởng quý IV phụ thuộc vào tốc độ phục hồi sản xuất công nghiệp và xuất khẩu" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Bức tranh tương phản thể hiện khá rõ nét tại các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành hàng. 

Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta (mã cổ phiếu FMC - sàn HoSE) - một trong những doanh nghiệp chế biến - xuất khẩu tôm lớn nhất Việt Nam - vừa công bố kết quả kinh doanh tháng 9/2023 với doanh số tiêu thụ đạt 20,3 triệu USD, giảm 9% so với tháng 8/2023 nhưng tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, mảng tôm của Thực phẩm Sao Ta ghi nhận sự tăng trưởng về cả sản lượng sản xuất lẫn sản lượng tiêu thụ. Cụ thể, doanh nghiệp này sản xuất được 2.339 tấn tôm và tiêu thụ được 1.799 tấn tôm, lần lượt tăng 57% và tăng 39% so với cùng kỳ năm trước. 

Đối với mảng nông sản, Thực phẩm Sao Ta cho biết sản lượng sản xuất chỉ đạt 85 tấn, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, nhưng sản lượng tiêu thụ lại tăng 93%, đạt khoảng 128 tấn.

Những dữ liệu trên đang dần củng cố xu hướng phục hồi trong hoạt động kinh doanh của Thực phẩm Sao Ta. Sau giai đoạn liên tục sụt giảm do nhu cầu trên toàn cầu ở mức yếu, hoạt động tiêu thụ tôm của Thực phẩm Sao Ta đã xuất hiện điểm đảo chiều vào tháng 7/2023 với sản lượng tiêu thụ tăng trưởng dương trở lại so với cùng kỳ năm 2022.

Xem thêm: "Thực phẩm Sao Ta (FMC): Doanh số tháng 9 tăng 25%, tập trung làm đơn hàng cao cấp" trên Tạp chí Công Thương tại đây.

Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (Dệt may TNG, cổ phiếu TNG - sàn HNX) cho biết doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp trong tháng 9/2023 đạt 599 tỷ đồng, giảm 17% so với tháng 8/2023 nhưng tăng 8% so với tháng 9/2022. Như vậy, tổng doanh thu quý 3/2023 của doanh nghiệp dệt may này ước đạt 2.103 tỷ đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2022. 

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Dệt may TNG ghi nhận tổng doanh thu đạt 5.437 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2022; qua đó, hoàn thành 80% kế hoạch doanh thu cả năm nay.

Dệt may TNG là một trong số ít doanh nghiệp dệt may ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong bối cảnh toàn ngành dệt may Việt Nam chịu tác động nặng nề vì thiếu đơn hàng, khi sức mua tại các thị trường xuất khẩu trọng điểm giảm mạnh.

Dù vậy, theo đánh giá mới đây của FPT Securities (FPTS), tiến độ đặt đơn hàng mới từ các đối tác của Dệt may TNG đang diễn ra tương đối chậm so với năm ngoái. Tới tháng 8 vừa qua, Dệt may TNG mới nhận đủ đơn hàng đến hết tháng 10 và đang tiếp tục đàm phán đơn hàng cho quý 4/2023. Trong khi vào tháng 7/2022, Dệt may TNG đã nhận đủ đơn hàng cho kế hoạch sản xuất kinh doanh năm.

Tag

PMI

Đọc thêm

Xem thêm