Thị trường hàng hóa
Sau khi cải thiện trong tháng 8 ở mức trên 50 điểm, các điều kiện kinh doanh nói chung của ngành sản xuất của Việt Nam đã giảm nhẹ trong tháng 9 khiến PMI suy giảm.
Ông Andrew Harker, Giám đốc Kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, cho rằng bức tranh ngành sản xuất Việt Nam có sự tương phản trong tháng 9. Ở khía cạnh tích cực, các công ty tiếp tục ghi nhận nhu cầu tăng, khi số lượng đơn đặt hàng mới tăng ở một mức độ đáng khích lệ. Điều này đã khiến niềm tin về triển vọng sản lượng trong một năm tới tăng.
Cụ thể, nhu cầu và niềm tin kinh doanh tăng, còn năng lực sản xuất dư thừa đã dẫn đến giảm sản lượng và việc làm. Tốc độ lạm phát gia tăng khi cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng nhanh hơn vào thời điểm cuối quý III.
Tuy nhiên, theo S&P Global, khía cạnh tích cực nhất là số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng tháng thứ hai liên tiếp và tốc độ tăng gần như ngang bằng với tháng trước.
Mặc dù nhu cầu tiếp tục tăng nhưng số lượng đơn đặt hàng mới nhận được vẫn còn ở mức khiêm tốn, từ đó khiến sản lượng giảm.
Tình trạng giảm sản lượng tập trung ở các nhà sản xuất hàng hóa trung gian, trong khi các nhà sản xuất hàng hóa tiêu dùng và hàng hóa đầu tư cơ bản ghi nhận tăng sản lượng.
Trong khi giảm nhân viên, các nhà sản xuất lại tăng hoạt động mua hàng hóa đầu vào. Hoạt động mua hàng đã tăng tháng thứ hai liên tiếp để đáp ứng số lượng đơn đặt hàng mới tăng và kế hoạch tăng sản lượng trong những tháng tới.
Ở khía cạnh khác, vẫn còn tình trạng năng lực sản xuất dư thừa trong ngành, từ đó các công ty tiếp tục giảm việc làm và giảm nhẹ sản lượng, đồng thời lựa chọn sử dụng hàng tồn kho tích lũy trong những tháng gần đây để đáp ứng các đơn đặt hàng mới.
Từ đó, ngành sản xuất có thể đang ở thời điểm bước ngoặt. Nếu nhu cầu tiếp tục tăng, tình trạng tăng này sẽ dẫn đến tăng trưởng trong ngành. Tuy nhiên, nếu tình trạng phục hồi của số lượng đơn đặt hàng mới giảm, các công ty sẽ vẫn e ngại trong việc tăng quá nhanh năng lực sản xuất.
Tag
ĐANG HOT
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Đọc thêm